Người khuyết tật là F0, F1 điều trị tại nhà cần lưu ý những gì?

(ĐHVO). Mới đây, Bộ Y Tế đã ra hướng dẫn F0 bệnh nhẹ, tiên lượng virut thấp, không biểu hiện bệnh tự điều trị và cách ly tại nhà. Đây là phương pháp đúng đắn trong tình trạng các ca nhiễm ở nước ta đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có số lượng ca mắc mới vẫn cao. Phương pháp này nếu có hiệu quả thì sẽ giảm sức ép cho hệ thống y tế, đỡ tốn kém, duy trì chất lượng sinh hoạt điều trị trong các khu cách ly.

Tuy nhiên, để phương án này có hiệu quả và an toàn với cộng đồng thì người nhiễm virut SARS-CoV-2, đặc biệt là người có sức khoẻ yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài như khuyết tật nhiễm virut SARS-CoV-2 cần thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc tự điều trị ở nhà và đảm bảo những điều chính là: giảm tối đa lây nhiễm thêm cho người xung quanh, tự chăm sóc cho mình để hồi phục, theo dõi triệu chứng bệnh để biết cần đi cấp cứu khi nào.

Người khuyết tật giảm lây nhiễm, tiếp xúc với người xung quanh.

Người khuyết tật điều trị tại nhà cần lưu ý, nếu có thể tự sinh hoạt bình thường thì nên cố gắng ở trong 1 căn phòng riêng trong thời gian tự điều trị để cách ly với những người xung quanh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với người nhà hoặc vật nuôi thì người khuyết tật hãy rửa tay sát khuẩn trước đó và đeo khẩu trang.

Hỗ trợ người khuyết tật trong đại dịch Covid19 (Ảnh minh hoạ – Internet)

Người khuyết tật là F0 hãy thông báo với những người đã tiếp xúc gần với mình trong khoảng thời gian nghi ngờ là mình đã mắc để những người này cũng phải cẩn thận, đi kiểm tra để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng. Hãy nhớ rằng, hầu hết người bình thường bị nhiễm có thể bắt đầu lây virut từ 48 giờ sau khi nhiễm, thời gian này đối với người khuyết tật có thể ngắn hơn do tình hình sức khoẻ và thường không có triệu chứng và kết quả xét nghiệm thường âm tính.

Người khuyết tật nên hạn chế tuyệt đối ra khỏi phòng, nhà, nơi cách ly, không đến những nơi đông người, nơi công cộng. Nếu ho hoặc hỉ mũi thì hãy dùng giấy vệ sinh để hạn chế virut phát tán ra môi trường sau đó bỏ vào thùng rác kín, có nắp đậy. Rửa tay, sát trùng thường xuyên với xà phòng trong ít nhất 20 giây hoặc sát khuẩn tay bằng dung có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Không dùng chung chén, đĩa, muỗng, đồ dùng cá nhân nếu được thì trong thời gian điều trị sử dụng chén, dĩa, muỗng loại dùng 1 lần rồi bỏ. Sát trùng tất cả các bề mặt thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm, kệ bếp cửa bằng dung dịch tẩy trùng hoặc cồn trên 60%.

Người khuyết tật tự chăm sóc cho mình để hồi phục

Bệnh Covid-19 là do virut SARS-CoV-2 gây ra, như hầu hết các loại bệnh do các virut khác gây ra, việc điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ và chỉ làm dịu làm nhẹ các triệu chứng khó chịu để cơ thể của bạn có thời gian củng cố hệ miễn dịch mà chiến đấu với virut. Hầu hết các trường hợp tự điều trị Covid-19 sẽ bắt đầu hồi phục và khoẻ lại sau ít nhất 2 tuần.

Hỗ trợ người khuyết tật là F0, F1 cách ly tại nhà (Ảnh minh hoạ – Internet)

Trường hợp trong thời gian 3 tuần kể từ ngày dương tính với virut, người khuyết tật bị Covid-19 có các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Những người có triệu chứng nhẹ và có khả năng tự lập thì có khả năng tự chăm sóc và phục hồi, còn những người có triệu chứng nặng hoặc những người khuyết tật khó có khả năng sinh hoạt độc lập thì cần sự hỗ trợ của dịch vụ y tế chuyên nghiệp và người thân giúp đỡ.

Những triệu chứng nhẹ mà người khuyết tật mắc Covid-19 có thể tự điều trị tại nhà như: sốt, ớn lạnh, ho, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, mất vị giác, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi,… Cách điều trị ở nhà chủ yếu là nghỉ ngơi và cung cấp đủ nước cho cơ thể, sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường nếu cần. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể bằng trái cây tươi, nếu khó ăn và khó tiêu thì có thể ăn cháo và chia ra làm nhiều bữa ăn, mỗi lần ăn một ít.

Người khuyết tật theo dõi triệu chứng bệnh để biết cần đi cấp cứu khi nào

Tỉ lệ người khuyết tật bệnh bị trở nặng tỉ lệ thuận với độ tuổi, tăng nguy cơ với người có bệnh nền, dạng khuyết tật, đái tháo đường, bệnh phổi, bệnh ung thư và nam giới có tỉ lệ cao hơn nữ giới. Khi phát triển nặng hơn, bệnh nhân Covid-19 rất cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế và các thiết bị hỗ trợ chuyên nghiệp như máy trợ thở, máy lọc máu, các thuốc đặc trị. Các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm và cần đi cấp cứu đó là: cảm thấy rất khó thở, đau dai dẳng và cảm thấy có áp lực trong lồng ngực, không thể tỉnh táo, da nhợt nhạt.

Hỗ trợ người khuyết tật trong đại dịch Covid19 (Ảnh minh hoạ – Internet)

Ở từng giai đoạn dịch, dựa vào số lượng người nhiễm, khả năng của hệ thống y tế và ý thức của cộng đồng, chúng ta cần linh hoạt trong việc điều trị, phương pháp ứng phó để đạt được hiệu quả cao nhất và an toàn nhất.

Đinh Nguyên

Bài viết liên quan

Bảo vệ giống nòi người Việt trước ô nhiễm môi trường nước

Picture1

Ngày hội hiến máu Giọt hồng Đất Cảng tại huyện An Lão

tai-xuong-1704452432

Người có nhóm máu hiếm không phải là bệnh lý

Benh-Nhan-Kham-Chua-

Đề xuất giá dịch vụ mới tại cơ sở khám chữa bệnh

img-1414-6908.jpg

Bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân

img-7500-9782

Chủ động phòng tránh rét cho học sinh vùng cao

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang