(ĐHVO). Pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định xử phạt đối với hiện tượng sử dụng giấy phép lái xe giả nhưng tình trạng sử dụng giấy phép lái xe giả để tránh việc bị phạt vẫn còn tồn tại và thường xuyên xảy ra. Đặc biệt, đối với đối tượng là người khuyết tật, cần phải đảm bảo điều kiện về sức khoẻ và sử dụng các loại xe chuyên dụng cho người khuyết tật được cấp giấy đăng kiểm. Vậy trách nhiệm pháp lý đối với hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả đối với người khuyết tật là gì?
Xin bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đọc hỏi: Chồng tôi là anh C, làm nghề lái xe, được Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị cấp giấy phép lái xe hạng A1, C vào năm 2003. Năm 1015, C bị tai nạn giao thông và trở thành người bị khuyết tật nặng. Chồng tôi vẫn tiếp tục hành nghề lái xe để kiếm sống. Nhưng chồng tôi muốn nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng E để có thể lái xe trở khách nhưng do bị khuyết tật nên không đủ điều kiện để được cấp bằng. Anh có ý định đi mua bằng lái xe giả của anh D với giá trị 2.000.000 đồng để sử dụng khi cần thiết. Nếu chồng tôi bị công an bắt và phát hiện thì phải chịu phạt như thế nào?
Trả lời:
Th.S LS Nguyễn Thị Hồng Liên – Thành viên Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt đưa ra ý kiến giải đáp vấn đề trên như sau:
Người khuyết tật có bị thu hồi bằng lái xe được cấp trước khi trở thành người bị khuyết tật không?
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định về việc thu hồi Giấy phép lái xe đối với trường hợp được cấp Giấy phép lái xe trước khi tài xế trở thành người khuyết tật (khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể) không đủ điều kiện sức khoẻ để được cấp băng lái xe.
Tuy nhiên, pháp luật đã quy định về điều kiện cấp giấp phép lái xe cho người khuyết tật và họ phải đảm bảo được sức khoẻ khi tham gia giao thông. Chính vì vậy trong trường hợp của anh C không đủ điều kiện sức khoẻ – người khuyết tật nặng sẽ không được trực tiếp lái các phương tiện có yêu cầu về hạng lái xe hạng C, E. Nếu không sẽ phải sử dụng các phương tiện chuyên dụng dành cho người khuyết tật.
Sử dụng giấy phép lái xe giả bị xử lý như thế nào?
Nếu anh C có hành vi sử dụng giấy phép lái xe hạng E giả để lừa dối Cảnh sát giao thông nhằm trốn tránh bị xử phạt. Hành vi này của anh C có thể cấu thành tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, theo khoản Điều 341 của Bộ luật Hình sự, điều luật quy định:
“1. Người nào… sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.”.
Hành vi của anh C là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động quản lý hành chính. Bên cạnh đó, anh C sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng” quy định tại p khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự nếu anh C có giấy tờ giám định là người khuyết tật nặng.
Bên cạnh đó, nếu điều khiển xe không bằng lái có thể bị xử lý hình sự?
Trong trường hợp không có bằng lái xe, không đủ điều kiện để điều khiển xe mà tài xế vẫn cố tình lái xe tham gia giao thông thì hành vi này là vi phạm pháp luật. Căn cứ vào tính chất, mức độ và hậu quả mà người vi phạm gây ra sẽ xác định từng mức xử phạt.
– Căn cứ Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021 quy định mức phạt đối với trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:
+ Phạt tiền 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô.
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh.
+ Phạt tiền 100.000.000 đến 120.0000.000 đồng đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Trong trường hợp người lái xe mà không có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe theo quy định, dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho người khác như gây thương tích, làm chết người… sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự – Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, người vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chính vì vậy, nếu chồng chị khi lái xe không có bằng lái xe hay sử dụng bằng lái xe giả để sử dụng thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hồng Thái