Người khuyết tật: Hãy yêu thương chúng tôi và cho chúng tôi hòa nhập xã hội

(DHVO). Sự hòa nhập xã hội là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu giúp người khuyết tật sống và tồn tại. Hòa nhập xã hội người khuyết tật sẽ có cái nhìn khác từ mọi người xung quanh như sự yêu thương, tôn trọng…Chính vì những điều trên mà họ có thể phát huy được khả năng của bản thân mình.

Hãy yêu thương, cảm thông và đón nhận chúng tôi!

(Ảnh Internet)

Cản trở lớn nhất với người khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy nhiều người ra bên lề của cuộc sống.

Người khuyết tật thường mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Bên cạnh đó, họ còn bị những người xung quanh trêu chọc về hình dáng của mình.

Vì vậy, người khuyết tật rất mong muốn được sự tôn trọng, thừa nhận, khao khát sự yêu thương sự nhìn nhận của những người xung quanh để họ phát huy được khả năng của bản thân.

Sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên nhân chính làm cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp. Cộng đồng và xã hội nên thể hiện sự tôn trọng, sự công bằng với người khuyết tật, thay đổi cách nhìn một cách tích cực, đầy thiện chí và quan tâm họ nhiều hơn.

Cho chúng tôi hòa nhập xã hội!

(Ảnh Internet)

Hòa nhập xã hội là những người trong nhóm xã hội yếu thế, những người “tách biệt xã hội” có thể sống, giao tiếp, sinh hoạt, học tập và làm việc hòa hợp với những người bình thường mà không có bất kỳ khó khăn hay phân biệt đối xử nào. Họ tham gia đầy đủ vào cuộc sống xã hội, được hưởng mọi lợi ích và cơ hội trong xã hội như những người bình thường.

Thực tế cho thấy nếu không hòa nhập xã hội, cuộc sống của người khuyết tật sẽ hết sức khó khăn. Phần lớn xã hội nhìn nhận người khuyết tật là những người không bình thường và đầy khiếm khuyết, sự kỳ thị này là một trong những lý do lớn để gạt họ ra khỏi cuộc sống xã hội.

Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật là những mong muốn, nguyện vọng được tham gia vào đời sống xã hội ở các mặt chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề và việc làm, bảo đảm điều kiện tiếp cận trong các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch, nhà chung cư, công trình công cộng, giao thông, công nghệ thông tin và truyền thông,… cùng với những người bình thường.

Người khuyết tật có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng hạnh phúc gia đình khá cao, mong muốn có người hiểu, đồng cảm và có thể tiến tới xây dựng cuộc sống gia đình, mong muốn có các phương tiện hỗ trợ người khuyết tật giao tiếp với những người xung quanh.

>>> Người khuyết tật thường có rất ít bạn bè, mối quan hệ xã hội cũng hẹp. Chính vì vậy người khuyết tật rất mong muốn được hòa nhập xã hội, được mọi người xung quanh nhìn nhập đừng chỉ vì khiếm khuyết bản thân họ mà xa lánh…Chính vì những khiếm khuyết ấy chúng ta nói riêng mà xã hội nói chung phải cảm thông chia sẽ, yêu thương giúp họ hòa nhập xã hội như những người bình thường khác.

Ngọc Châm

 


Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang