Người khuyết tật hai tay làm thủ tục hưởng di sản thừa kế như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Tôi là Hoàng Thị L, hiện ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Bố tôi mất năm 2017. Tôi được nhận quyền thừa kế tài sản của bố tôi là quyền sử dụng đất. Nhưng tôi bị khuyết tật cả 2 tay nên không thể ký hay xác nhận được. Vậy xin hỏi luật sư, tôi phải làm thế nào để được nhận di sản thừa kế của bố tôi? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư Đinh Thị Nguyên – Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp

Luật sư tư vấn:

Vấn đề bạn hỏi, Đại diện Ban Cố vấn pháp luật của Tạp chí Điện tử Đồng Hành Việt- Luật sư Đinh Thị Nguyên thuộc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn cho bạn như sau:

Khi nhận di sản thừa kế từ người bố thì bạn phải làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật đối với thửa đất là di sản do bố bạn để lại, sau đó bạn cần tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.

Bạn cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế là bất động sản tại bất kỳ tổ chức công chứng trên địa bàn nơi có bất động sản. Theo đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản thừa kế;

– Giấy chứng tử của bố mẹ bạn;

– Giấy tờ tùy thân của các thừa kế (CMND, CCCD, hộ chiếu,…);

– Sổ hộ khẩu gia đình;

– Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con đối với người đã mất (Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…)

– Di chúc

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của người đã mất.

Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Sau mười lăm ngày niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế như trên, nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Ảnh Minh họa

Tuy nhiên, do bạn bị khuyết tật 2 tay nên không thể ký và điểm chỉ nên trường hợp của bạn được giải quyết theo Điều 9 Luật Công chứng 2014 về việc người hưởng thừa kế là người khuyết tật và không thể tự khai nhận di sản thừa kế:

“1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.

Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định.

2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng”.

Như vậy, nếu bạn không thể ký tên và điểm chỉ được thì có thể nhờ người làm chứng hoặc yêu cầu tổ chức công chứng chỉ định người làm chứng để làm các thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên môi trường cấp huyện nơi có đất.

Hồ sơ sang tên quyền sử dụng đất bạn cần chuẩn bị gồm có:

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo mẫu);

–  Văn bản khai nhận di sản thừa kế;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Sổ hộ khẩu;

– Giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử, giấy khai sinh….).

Trên đây là nội dung tư vấn của Tòa soạn Đồng Hành Việt Online. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi vướng mắc về Tòa soạn theo email: toasoandhv@gmail.com hoặc địa chỉ Tòa soạn: 134 Khuyết Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Phạm Vân (Thực hiện)

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang