Người khuyết tật được miễn, giảm án phí?

(DHVO) Người khuyết tật thường là những người yếu thế trong xã hội, theo đó, họ thường xuyên bị chèn ép, bóc lột,… Và để đảm bảo quyền lợi cho mình, họ cũng biết làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước giải quyết, trong đó có cơ quan tòa án. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng họ phải đối diện khi làm đơn gửi tới tòa án, đó chính là: án phí

Khoản 1 Điều 3 Luật phí và lệ phí năm 2015 quy định về phí như sau: Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.

Theo đó, án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án mà đương sự phải nộp trong mỗi vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Án phí bao gồm:

–  Án phí hình sự;

– Án phí dân sự.

Trong án phí dân sự lại gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

– Án phí hành chính.

Như vậy, bất kỳ ai khi sử dụng “dịch vụ” cho cơ quan nhà nước cung cấp thì đều phải nộp án phí. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 sẽ có một số đối tượng được miễn án phí, bao gồm:

– Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

– Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;

– Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

– Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

– Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình, mọi người thường nghĩ tới việc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, đi kèm với việc sử dụng “dịch vụ” là án phí. Án phí được coi là một gánh nặng đối với nhiều người, đặc biệt là người khuyết tật. Do đó, với quy định pháp luật nêu trên, những người yếu thế, đặc biệt là người khuyết tật đã có thể an tâm phần nào khi yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thu Hà

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang