Người khuyết tật đi máy bay được hỗ trợ thế nào?

(ĐHVO). Người khuyết tật thường xuyên gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển đặc biệt khi tham gia giao thông hàng không. Vậy pháp luật có quy định nào hỗ trợ người khuyết tật khi đi máy bay? Mời bạn đọc cùng Trung tâm tư vấn pháp luật tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên.

Câu hỏi: Tôi là người khuyết tật không đi lại được, phải ngồi xe lăn, tôi có được đi máy bay không? Nếu được đi thì tôi có được ưu tiên hay hỗ trợ gì không? Mặc dù tôi có em gái có thể đi cùng nhưng tôi sợ việc di chuyển của mình bất tiện sẽ không được đi máy bay. Xin giải đáp giúp tôi.

Người khuyết tật tham gia giao thông hàng không (Ảnh minh họa; nguồn internet)

Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Là người khuyết tật, bạn vẫn có thể được đi máy bay, được vận chuyển bằng hàng không. Bởi theo Điều 9, Thông tư số: 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung thì người khuyết tật được coi là hành khách đặc biệt được vận chuyển.

Người khuyết tật còn đặc biệt vì được hưởng một số chính sách, quyền lợi khác với hành khách thông thường theo Điều 9 Thông tư trên. Cụ thể:

– Bên cạnh các nghĩa vụ như đối với hành khách thông thường, hãng hàng không phải bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển người khuyết tật.

– Được miễn phí cước vận chuyển công cụ hỗ trợ của người khuyết tật

– Ngoài ra, tùy từng hãng hàng không sẽ có quy định cụ thể riêng về thể loại dịch vụ hỗ trợ bắt buộc cho người khuyết tật.

Người khai thác phải xây dựng phương thức vận chuyển hành khách có khả năng di chuyển hạn chế như: hãng hàng không phải thực hiện các nghĩa vụ vận chuyển hành khách là người khuyết tật như đối với hành khách thông thường, bố trí nhân viên chăm sóc, hỗ trợ; đồng thời có trách nhiệm tổ chức và triển khai các loại hình dịch vụ hỗ trợ trong quá trình vận chuyển; người khuyết tật được miễn phí cước vận chuyển công cụ hỗ trợ (xe lăn, nạng, gậy dẫn đường,…).

Không chỉ nhận được những hỗ trợ trên từ các hãng hàng không, người khuyết tật ngay khi mua vé để đi máy bay đã được ưu tiên giảm giá vé tối thiểu là 15%. Cần lưu ý là chỉ với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng mới được ưu tiên như vậy. Đây là quy định tại Điều 12 Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật: “2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải nội địa bằng các phương tiện sau đây:a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;”

Đơn vị hàng không phải phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật theo quy định trên. Tuy nhiên trước đó, để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật. Như vậy, bạn chỉ được giảm giá vé máy bay nếu là người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng và xuất trình được Giấy xác nhận khuyết tật khi mua vé.

Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số: 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn quy định rõ:

“1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.”

Theo đó, theo Giấy xác nhận khuyết tật ghi nhận bạn thuộc một trong hai trường hợp khuyết tật trên thì bạn được giảm giá vé máy bay.

Có thể thấy, người khuyết tật đã và đang là đối tượng được Nhà nước quan tâm, thể hiện qua các quy định về ưu tiên, hỗ trợ với người khuyết tật khi vận chuyển bằng đường hàng không trên.

Cần tăng cường hơn nữa tiếp cận cho người khuyết tật vì điều này không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật trong nước mà còn phục vụ tốt cho người khuyết tật các nước khi đến du lịch, làm việc tại Việt Nam.

Trên đây là giải đáp của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt về thắc mắc của bạn. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi về Tòa soạn theo Email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.62448 để được giải đáp và hỗ trợ.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang