Người khuyết tật có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Mục tiêu phát triển bền vững – Chúng ta cũng thường nhìn và hay nghe thấy về cụm từ này ở khắp mọi nơi từ trên các nền tảng xã hội, trên truyền hình, các pano, áp phích, các bài học, bài báo… Có thể nói, Mục tiêu phát triển bền vững rất quan trọng nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thực sự hiểu: Đó là gì và và nó liên quan đến tất cả mọi người, đặc biệt là đối với NKT như thế nào hay có những tác động ra sao? Là những gì chũng ta cần quan tâm, thực hiện.

Mục tiêu phát triển bền vững – Chúng ta cũng thường nhìn và hay nghe thấy về cụm từ này ở khắp mọi nơi từ trên các nền tảng xã hội, trên truyền hình, các pano, áp phích, các bài học, bài báo… Có thể nói, Mục tiêu phát triển bền vững rất quan trọng nhưng không phải ai trong chúng ta cũng thực sự hiểu: Đó là gì và và nó liên quan đến tất cả mọi người, đặc biệt là đối với NKT như thế nào hay có những tác động ra sao? Là những gì chũng ta cần quan tâm, thực hiện.

Có lẽ, khi xem, đọc, nghe về các mục tiêu phát triển bền vững, chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều sẽ có một sự nghi vấn hay thắc mắc vậy NKT ở đâu, có vai trò như thế nào mà sao ai cũng kêu gọi đóng góp để thực hiện các mục tiêu này. Có nhiều ý kiến cho rằng, NKT có đang bị bỏ quên trong việc thực hiện các mục tiêu này hay không?

Trên thực tế, vai trò của NKT là rất rõ ràng và quan trọng trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 trong hiện tại cũng như trong thời gian tới. Đồng thời mong muốn người khuyết tật Việt Nam tham gia tích cực và nỗ lực hơn vào sự phát triển đất nước. Và để đạt được điều đó, trước hết cần nâng cao nhận thức cho người khuyết tật về các Mục tiêu phát triển bền vững; xây dựng và phát triển những cơ hội cho người khuyết tật, hiểu các mối quan tâm của người khuyết tật và có chế tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia thực hiện, trực tiếp đóng góp vào việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững….

Ảnh minh họa

Trong kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) vào tháng 9/2015, các nhà lãnh đạo đến từ 193 quốc gia đã cùng cam kết: Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn trong 15 năm tới. Lãnh đạo các quốc gia nhất trí thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), tập trung giải quyết các thách thức chính hiện nay, đó là tình trạng nghèo và bất bình đẳng, nạn đói và bệnh tật, bạo lực và biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế….

Các Mục tiêu Phát triển Bền vững hướng đến đảm bảo mọi người có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Trong đó, sức mạnh của người khuyết tật, như một giải pháp cho sự thay đổi xã hội, như một giải pháp cho chương trình nghị sự chính sách, cũng là như một giải pháp để góp phần cho Việt Nam đạt được các MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG; và là một giải pháp để bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật. Có thể kể đến như việc NKT được tiếp cận với thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục, cũng như giáo dục giới tính toàn diện và giáo dục kỹ năng sống, sẽ là điều cần thiết, để không bỏ họ lại phía sau trong chương trình nghị sự SDGs.

Ngày 10/05/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Trong đó nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 bao gồm 115 mục tiêu cụ thể, tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu (SDGs) được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2015. Kế hoạch hành động thể hiện nỗ lực và cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện các Mục tiêu SDGs của Việt Nam.

Ảnh minh họa

Có thể nói, đây là một động thái tích cực của Chính phủ Việt Nam nhằm đồng hành với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các nỗ lực hướng tới một thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn. Trong đó, vai trò cũng như sức mạnh của người khuyết tật là rất rõ ràng và quan trọng trong việc góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 trong hiện tại cũng như trong thời gian tới.

Việt Nam là quốc gia đã và đang  được quốc tế đánh giá cao những nỗ lực trong việc “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Cũng như khẳng định những năm qua, Việt Nam đã phê duyệt, ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Trong khi đó, không chỉ riêng Việt Nam, hiện nay, các quốc gia đang phát triển cũng đang gặp phải những khó khăn trong việc thực thi các Mục tiêu Phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại, hạn chế của các cơ quan chức năng, cũng cần nâng cao năng lực nhận thức và vai trò của người khuyết tật trong việc góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua các kế hoạch, chương trình cụ thể mà Việt Nam đã ban hành cho từng giai đoạn phát triển.

Và trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành nhiều sự quan tâm đối với khuyết tật. Hiến pháp Việt Nam cũng quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống, chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tế cho thấy, NKT Việt Nam không dễ bị lề hóa hay tách rời khỏi các hoạt động của xã hội, được đảm bảo bình đẳng như những người không khuyết tật cũng như được tạo điều kiện thúc đẩy hòa nhập đầy đủ. Điều đó được khẳng định trong các quy định pháp luật và bằng các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

Thực tế cũng cho thấy, NKT Việt Nam đã và đang thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đồng thời tham gia đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước cũng như là một chủ thể trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) thông qua các kế hoạch, chương trình, hành động quốc gia và các hoạt động thường nhật.

Và để làm rõ việc NKT Việt Nam đã và đang có vai trò gì hay có những đóng góp như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trước hết, phải khẳng định sự khác biệt giữa người khuyết tật và người không khuyết tật cũng như phụ nữ và đàn ông, trẻ em và người già, bản chất đều là những con người trong xã hội, được đảm bảo quyền công dân theo hiến định cũng như được pháp luật bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người.

Và NKT đã và đang trực tiếp tham gia vào hoạt động cũng như có rất nhiều đóng góp cho xã hội (có thể kể đến các doanh nghiệp của NKT, những giá trị mà NKT mang lại cho xã hội) nhằm hoàn thành các mục tiêu này bởi NKT cũng chính là một phần làm nên sự đa dạng của xã hội cũng như là một trong những nhóm đối tượng được nhắm đến trong các mục tiêu phát triển bền vững. Có thể thấy như trong các vấn đề: xóa nghèo, công việc tốt…. (NKT dễ phải đối mặt với nghèo đói hơn người không khuyết tật và khó có được công việc tốt); hay vấn đề giảm bất bình đẳng là một trong những nội dung rõ nét nhất mà NKT phải đối mặt và mục tiêu chính là hướng đến sự bình đẳng cho tất cả mọi người; vấn đề giáo dục có chất lượng có thể hiểu khái quát là bao gồm đảm bảo sự tiếp cận và tham gia đầy đủ của NKT vào môi trường giáo dục, từ chương trình đến giảng dạy, cơ sở vật chất…

Mối tương quan đó cũng thể hiện sự liên kết chặt chẽ của các mục tiêu của sự phát triển bền vững mà chúng ta cũng có thể nhìn thấy qua các nội dung. Mà quan trọng hơn, NKT chính là một công dân bình đẳng trong xã hội, mọi hoạt động thường nhật của người khuyết tật cũng như người không khuyết tật đã và đang có những tác động đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó bao gồm cả những tác động tích cực đồng thời có thể có cả những tác động tiêu cực.

Và có thể nói cụ thể hơn, việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, mục tiêu quốc gia như Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030; Mục tiêu giảm nghèo quốc gia; giảm thải rác thải, hiệu ứng nhà kính…. chính là đang góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Và thay vì phải nói xa xôi, nói đến những vấn đề lớn lao như 17 mục tiêu phát triển bền vững thì chính bằng những hành động hay cuộc sống thường ngày, chúng ta thường làm những gì, như: giảm thiểu rác thải; bảo vệ môi trường; cố gắng làm việc; hỗ trợ, giúp đỡ; phản biện; đoàn kết; thể dục thể thao; học tập…. Đó cũng chính là chúng ta, những người khuyết tật và những người không khuyết tật – sự đa dạng sinh học của đời sống xã hội đã và đang góp phần vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững….

Lâm Tâm An

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang