Người khuyết tật có được giao dịch ngân hàng không?

(ĐHVO). Giao dịch ngân hàng ngày nay trở nên phổ biến, và là nhu cầu thiết yếu đáp ứng nhu cầu cá nhân và tình hình phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, người khuyết tật có bị hạn chế trong việc tiếp cận giao dịch ngân hàng không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Người khuyết tật được Đảng và Nhà nước quan tâm, đảm bảo quyền bình đẳng và quyền tiếp cận các dịch vụ công cộng như giao thông, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, công nghệ thông tin,… trong đó có dịch vụ ngân hàng.

Theo khoản 8 Điều 1 Luật người khuyết tật 2010 giải thích: “Tiếp cận là việc người khuyết tật sử dụng được công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp để có thể hòa nhập cộng đồng”. Như vậy có thể hiểu tiếp cận là việc đảm bảo cho người khuyết tật được sử dụng tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội để hòa nhập cộng đồng. Trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tiếp cận là việc ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo người khuyết tật sử dụng tất cả dịch vụ của ngân hàng bao gồm tiếp cận về cơ sở vật chất và tiếp cận khi tham gia giao dịch.

Tuy nhiên xuất phát từ những khiếm khuyết của người khuyết tật dẫn đến hạn chế khả năng nghe, nhìn, viết, đọc… không đảm bảo thực hiện và trách nhiệm khi thực hiện giao dịch ngân hàng. Từ đó, một số giao dịch viên ngân hàng hiểu sai, cho rằng tất cả người khuyết tật là người bị mất năng lực hành vi dân sự, khi giao dịch phải có người giám hộ và yêu cầu người giám hộ cho người khuyết tật chỉ là một người trong mọi giao dịch.

Điều này là hoàn toàn sai, bởi lẽ người khuyết tật có năng lực hành vi dân sự đều có thể tự thực hiện các giao dịch ngân hàng. Theo Điều 19 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đối với người khuyết tật có nhiều dạng tật khác nhau như khuyết tật vận động, nghe, nói, nhìn, thần kinh, tâm thần,… và  không phải người khuyết tật đều là người bị mất năng lực hành vi dân sự, chỉ khi Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự thì người đó mới được coi là mất năng lực hành vi dân sự.

Theo khoản 1 Điều 4 Luật người khuyết tật 2010, người khuyết tật có quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, đặc biệt nghiêm cấm hành vi kì thị, phân biệt đối xử người khuyết tật. Bởi vậy, người khuyết tật nói chung vẫn là người có năng lực hành vi đầy đủ và được tham gia vào các giao dịch dân sự một cách tự do và phải được đối xử một cách bình đẳng, kể cả trong việc mở tài khoản riêng.

Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”, tức là một người có quyền được 2 người giám hộ trong trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông bà cũng giám hộ cho cháu. Như vậy, với yêu cầu người giám hộ chỉ là một người trong mọi giao dịch là hoàn toàn trái với nguyên tắc cơ bản về giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015.

Ngoài ra, pháp luật về tín dụng không có quy định hạn chế số lượng tiền giao dịch của người tham gia giao dịch ngân hàng là người khuyết tật, họ có quyền sử dụng, định đoạt số tiền thuộc sở hữu của họ và ngân hàng chỉ được coi là một trung gian hỗ trợ.

Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Văn bản số 8343/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhằm bảo đảm quyền lợi cho người khiếm thị khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng.

Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình, thủ tục, hồ sơ đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng; nghiên cứu xây dựng quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và có biện pháp hướng dẫn phù hợp đối với trường hợp người khiếm thị (người khuyết tật) đề nghị mở tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành thẻ ngân hàng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, các ngân hàng phải có biện pháp tuyên truyền phù hợp, phổ biến tới toàn thể nhân viên và người quản lý có trách nhiệm, hướng dẫn người khiếm thị (người khuyết tật) trong quá trình đề nghị mở và sử dụng tài khoản thanh toán, đăng ký phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng.

Trên đây là giải đáp của Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng hành Việt về thắc mắc của bạn. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi về Tòa soạn theo Email: toasoandhv@gmail.com hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.62448 để được giải đáp và hỗ trợ.

Người khuyết tật có được giao dịch ngân hàng không

Hồng Liên

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang