(ĐHVO). Đại dịch viêm đường hô hấp cấp covid19 đang là thảm họa toàn cầu đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới với những con số tử vong và số ca nhiễm bệnh thuộc vào hàng kỷ lục ngay trong nền y học tiên tiến hiện đại
Ảnh nguồn internet
Mặc dù Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được tổ chức y tế thế giới đánh giá cao về công tác phòng, chống đại dịch nguy hiểm với những con số đáng tự hào. Đó là thành quả của sự lãnh đạo xuyên suốt, nhất quán, đồng bộ của Đảng và Nhà nước; sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ và các cơ quan chức năng, chính quyền từ TƯ đến địa phương và sự đồng lòng, chung tay của nhân dân bên cạnh sự hy sinh, tận tình, của những chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch… Tuy nhiên, đại dịch vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp và nguy hiểm tới sức khỏe cộng đồng.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học được công bố trên nhiều Tạp chí y khoa nổi tiếng luôn nhấn mạnh rằng, chủng vi-rut mới gây ra đại dịch toàn cầu ở mức độ thảm họa rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và với những người có tiền sử bệnh nền mãn tính. Một trong những nguyên nhân được lý giải là do những đối tượng này thường xuyên phải dùng nhiều loại thuốc để điều trị, cơ thể bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém nên dễ mắc các loại bệnh trong đó có covid-19. Từ đó, do có sự tương tác giữa bệnh mới với bệnh nền cũ cùng sự tương tác giữa nhiều loại thuốc dẫn đến việc các triệu chứng sẽ nặng nề hơn trong khi cơ thể lại yếu không đủ sức chống lại.
Bên cạnh đó, do có tiền sử bệnh nền nên việc điều trị cho những đối tượng này thường khó khăn và phức tạp hơn. Đối với người khuyết tật, nhất là những người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng là những đối tượng thường có sức khỏe yếu cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc phòng tránh dịch bệnh bởi khó khăn trong tiếp cận thông tin về phòng tránh dịch cũng như khó khăn trong sinh hoạt thường ngày… do những khiếm khuyết của cơ thể mang lại như người khiếm thị, khiếm thính, vận động… mà nhất là nhóm đa khuyết tật.
Mặt khác, những khó khăn về mặt kinh tế sẽ khiến cho người khuyết tật khó có thể trang bị cho mình những vật dụng tối thiểu để phòng tránh dịch bệnh như khẩu trang, dung dịch vệ sinh hàng ngày….
Do đó, cùng với sự chủ động, tự ý thức phòng chống dịch của người khuyết tật, người khuyết tật cần nhận được nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc từ các các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương bằng các chính sách hỗ trợ phù hợp. Đồng hành với đó là sự chung tay góp sức của cả cộng đồng dù chỉ bằng những hành động rất nhỏ nhưng thiết thực như được mua hoặc được hỗ trợ các vật dụng phòng tránh dịch với mức giá bình ổn hay có được lương thực, thực phẩm… có thể nói, đại dịch đã và đang làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến tất cả mọi người, trên mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có thể nói người khuyết tật là một trong số nhóm đối tượng chịu tác động nặng nề nhất.
Tin tưởng rằng, với sự quan tâm, chăm sóc của các cấp chính quyền cùng sự chung tay của cộng đồng vớisự tự ý thức của người khuyết tật, người khuyết tật sẽ góp phần vào cuộc chiến chống đại dịch covid-19 hiệu quả
Đỗ Văn