Người đàn ông khuyết tật thổi hồn vào đá ong

(ĐHVO). Làng nghề đá ong xứ Đoài với những công trình độc đáo, những tuyệt tác không ở đâu có vốn nổi tiếng đã lâu nhưng ít ai biết rằng người thổi hồn vào đá của làng nghề ấy lại là một người bị khuyết một chân.

Ông Trần Văn Nghiêm sinh năm 1965 ở thôn 1 xã Hạ Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội luôn được nhắc đến với tư cách là người hoàn thiện những chi tiết công phu và quan trọng nhất của những tuyệt tác đá ong xứ Đoài. Nếu chưa gặp lần nào, sẽ chẳng ai biết người đàn ông tài ba ấy lại khuyết một chân, với ông thì dường như việc đó không làm cản trở đên cuộc sống và công việc quá nhiều.

Ông Nghiêm đang hoàn thiện phần tạo hình bức tượng

Ông Nghiêm sinh ra và lớn lên là một người hoàn toàn lành lặn, cho đến năm 1989, khi ông mới 24 tuổi và vợ đang mang thai cô con gái thứ 2 thì ông gặp tai nạn, từ đó ông bị khuyết hẳn chân phải. Chia sẻ với chúng tôi, ông biết rằng mình là trụ cột, không để việc khuyết một chân trở thành gánh nặng, và ông đã nỗ lực cố gắng bươn trải qua nhiều nghề như làm sắt,làm mộc… nhưng vì đôi chân không lành lặn nên cũng gặp nhiều khó khăn. Rồi cơ duyên đưa ông đến với đá ong, khi ấy làng nghề còn chưa phát triển mạnh như bây giờ, còn ít người biết đến.

Nhờ khả năng, trí tưởng tưởng và đôi tay khéo léo, ông Nghiêm đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của làng nghề nổi danh khắp cả nước với những công trình tuyệt tác. Hỏi qua những người thợ làm cùng ông chúng tôi được biết, mọi người chỉ làm phần thô, còn những phần tinh xảo, cần kỹ thuật, trí tưởng tượng và sự khéo léo của đôi tay thì ông Nghiêm sẽ thực hiện và hầu như tất cả những công trình đẹp nhất, những tuyệt tác nổi tiếng nhất đều do ông hoàn thiện phần kỹ thuật cao nhất.

Ông Nghiêm đang hoàn thiện công trình.

Dưới đôi bàn tay tài hoa cùng với sự khéo léo, cẩn thận, tỉ mỉ trong từng chi tiết, chỉ với cái thuổng, cái mai nhỏ bằng thép, ông Nghiêm đã tạo ra không biết bao nhiêu đôi câu đối, hoành phi, ngựa, rồng, voi, hổ, báo, sư tử… Sản phẩm của ông Nghiêm được sử dụng cho nhiều công trình lớn có không gian rộng rãi như đình, chùa, khu du lịch, nhà vườn ở vùng nông thôn… Những khối đá ong vô tri vô giác, khi qua bàn tay của người thợ tài hoa đã trở thành những công trình kiến trúc, những tác phẩm mang đậm tính nghệ thuật.

Đã 30 năm kể từ ngày ông mất đi một phần chân phải, dù di chuyển khó khăn nhưng chưa khi nào ông để việc đó trở thành gánh nặng cho bản thân và gia đình. Thậm chí còn đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của làng nghề truyền thống.

Hiện ông Nghiêm đang là thợ cả cho một trong những xưởng sản xuất đá ong lớn nhất ở xã Bình Yên (Thạch Thất) với thu nhập được khoán theo công nhật khá cao. Việc chế tác đá ong khá năng nhọc, hoàn toàn làm thủ công, ông Nghiêm cũng chỉ cố gắng làm việc được 10-15 ngày công mỗi tháng. Tâm sự với Phóng viên Đồng Hành Việt Online, ông nói mình còn khỏe, cố gắng làm việc đến khi nào không làm được nữa thì thôi nhưng cũng chỉ vài năm nữa thì chân chậm, mắt mờ, đục sẽ không chuẩn nữa nên ông đã cho cậu con trai theo học việc với hy vọng phát triển nghề truyền thống.

Mỹ Hạnh

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang