Người đàn ông khuyết tật có “đôi bàn tay vàng”

(ĐHVO). Đã từng là một người đàn ông khỏe mạnh, có một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan, nhà cao cửa rộng…Nhưng chỉ sau một biến cố ập đến khiến anh Nguyễn Văn Tư (sinh năm 1965, ở Sơn La) bị gãy cột sống, liệt cả đôi chân, phải nằm một chỗ, con cái còn nhỏ, nhà cửa phải bán, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, vợ chồngcũng chia ly… Nhưng bằng ý chí, nghị lực, cộng với đôi bàn tay khéo léo, anh đã tạo dựng được cơ ngơi và làm lên những món ăn đặc sản vùng cao, được khắp các thực khách gần xa biết đến.

Anh Nguyễn Văn Tư (ảnh nhân vật cung cấp)

Hơn 20 năm trôi qua, khi con cái đã trưởng thành, còn anh một mình trơ trọi trong căn nhà lợp fibro xi măng vẻn vẹn 43m2 vẫn miệt mài bếp núc và đem lời ca tiếng hát để trải lòng. Đôi bàn tay khéo léo năm xưa vẫn thoăn thoắt, nhịp nhàng, rửa từng chiếc lá sung, rang từng mẻ thính và kỹ càng ướp từng mẻ thịt để làm nên những đặc sản của vùng cao. Những món nem chua, nem thính đặc trưng và thịt khô từ thịt trâu, bò, lợn thơm nức mũi đã là trở thành đồ nhậu của hàng trăm vị khách sành ăn từ khắp mọi miền. Người ta gọi anh là “người đàn ông có đôi bàn tay vàng”…

Qủa thật, ông trời cướp đi sự sống của đôi bàn chân thì lại ưu ái dành cho anh đôi bàn tay được ví như vàng để mưu sinh, để chống chọi với cái khắc nghiệt của cuộc đời. Vừa ngồi trên xe lăn, vừa tay dao, tay thớt, anh vẫn say mê cất lời ca tiếng hát, truyền cả tâm hồn và tình yêu khi chế biến các món ăn. Đôi khi, trái gió trở trời, anh chợt mường tượng những năm tháng đã qua và biến cố xảy ra trong cuộc đời…

Anh Nguyễn Văn Tư (chụp năm 1982)

Năm 1982, chàng trai Nguyễn Văn Tư hăng hái viết đơn xin tình nguyện nhập ngũ. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, anh được tặng huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng 3 và trở về địa phương công tác. Trải qua nhiều công việc, năm 1999 anh chuyển sang làm bên tổ bếp thuộc Nhà khách giao tế tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Sơn La. Một hôm, trên đường từ cơ quan trở về nhà, anh chẳng may gặp tai nạn, gia đình đã đưa anh cấp cứu ở bệnh viện 108, nhưng đau đớn thay cột sống của anh bị gẫy, hai chân cũng bị liệt hoàn toàn. Vốn là trụ cột trong nhà, nay phải nằm một chỗ, anh bỗng trở thành gánh nặng cho vợ con, có lúc nửa đêm anh trở mình bật khóc “ đời mình sương gió đã nhiều, cơ cực cũng lắm, nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy mình bất lực và vô dụng như lúc này…”

“Suốt 2 năm, mọi công việc trong nhà, từ kiếm kế sinh nhai, nuôi con cái ăn học và chăm sóc đến giặt giũ, vệ sinh cho tôi cũng đều một tay mẹ của bọn trẻ. Rồi có lẽ, khi cuộc sống cứ quẩn quanh cơm, áo, gạo, tiền… đôi vai nhỏ bé của người vợ hiền không còn chịu được nữa, hai vợ chồng tôi cũng mỗi người một nơi. Mẹ bọn trẻ ra Hà Nội kiếm công ăn việc làm và gửi tiền về lo cho con cái, rồi cũng xây dựng hạnh phúc mới. Hai con còn nhỏ dại, mọi việc chăm sóc cho ba bố con đều nhờ vào mẹ già và chị gái. Tôi không trách mẹ của bọn trẻ, cô ấy vẫn có trách nhiệm với con cái và cũng vất vả vì tôi nhiều rồi, cũng phải đến lúc cô ấy tìm cho mình một chỗ dựa, một mái ấm…” – Anh Nguyễn Văn Tư tâm sự.

Một năm sau, anh xin được chiếc xe lăn, khi đó sức khỏe của anh cũng khá hơn, anh tập ngồi và tập luyện tại nhà, bản thân anh luôn tự nhủ: phải cố gắng lo cho các con, phải cố gắng không để các con khổ vì mình. Anh tự lăn những bánh xe ra ngoài để xin từng những ống tre về kiên trì chẻ tre, đan lát và gửi ra chợ bán. Ở nhà, anh cũng sắm đồ nghề sửa xe đạp, vá xe… Những đồng tiền ít ỏi kiếm được, anh cũng dè xẻn cho từng bữa cơm, để con mình không bị đói. Căn nhà chỉ có ba bố con, nhưng bữa cơm lúc nào cũng ấm áp. Có hôm cô con gái nhìn bữa cơm rồi vui vẻ nói: “con ăn cơm nhà vẫn là ngon nhất, bố nấu gì con cũng thấy ngon, hay bố lại làm đồ ăn bán đi bố…”. Anh thấy con nói vậy, bỗng lại thấy nhớ nghề, hồi còn làm ở nhà khách, một mình anh nấu thoăn thoát cả chục mâm cơm khách, món nào ra món nấy. Anh lại bắt đầu hăng say vào bếp làm nem chua, nem thính, lạp sườn, thịt gác bếp hay cả những món giò xào thơm nức mũi… Bằng kinh nghiệm đầu bếp, anh tìm đến lò xẻ thịt quen để đặt phần thịt tươi ngon nhất. “Cái miệng ăn của khách hàng họ cũng tinh lắm, ăn ngon thì họ mới tìm đến chứ”- Anh Tư cười chia sẻ.

 

Những món ăn mà anh Nguyễn Văn Tư khéo léo làm lên “đặc sản vùng cao”.

Chẳng mấy chốc những món ăn của anh được mọi người xung quanh và cả các quán nhậu đặt hàng, thậm chí có cả những xe khách ghé qua mua làm quà, rồi tự bao giờ các món ăn của anh được biết đến như đặc sản vùng cao của người đầu bếp có “đôi bàn tay vàng”.

Hai mươi năm trôi qua, ba bố con cứ đùm bọc nhau, đến khi các con vào đại học, đi làm và xây dựng gia đình. Một mình trong căn nhà nhỏ, ngẫm về cuộc đời, anh cũng yên tâm khi các con mình đã ổn định cuộc sống, anh lại lủi thủi một mình, đem lời ca tiếng hát để trải lòng, đem tình yêu vào các món ăn. Đối với anh Tư, nấu ăn chính là niềm vui, là say mê nên anh chỉ mong sức khỏe ổn định để anh còn có thể vào bếp, được phục vụ khách hàng. Đến nay, các món ăn của anh đã được các thực khách khắp ba miền Bắc, Trung, Nam biết đến, vào những dịp lễ, Tết, anh đều phải làm đến 2, 3 giờ sáng để làm kịp phục vụ cho khách.

Câu lạc bộ khuyết tật tình thương.

Ngoài bán hàng, anh cũng tham gia Câu lạc bộ khuyết tật tình thương với vai trò là người anh cả chia sẻ những kinh nghiệm cho các em trong nhóm và tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Anh luôn tâm niệm “Hạnh phúc là sẻ chia và càng là người khuyết tật, thì chúng ta phải có nghị lực và ý chí hơn cả để làm chủ được cuộc sống của mình, hạnh phúc của mình”. Đôi bàn chân của anh đã liệt nên anh dành trọn nghị lưc và ý chí vào đôi bàn tay, tình yêu với nghề, anh vui vì những món ăn mình làm ra được phục vụ đông đảo các thực khách gần, xa. Anh chỉ có một ước mong giản dị: có sức khỏe để hằng ngày được vào bếp, được đem những món ăn vùng cao của mình đến khắp mọi miền của Tổ quốc.

Thông tin: Anh Nguyễn Văn Tư; Điện thoại: 0973389255

Số nhà 37, xóm 1, tổ 8, phường Tô Hiệu, Tp. Sơn La.

Trang Nhung.

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang