Người bị liệt 1 tay có được cấp bằng lái xe?

Ông Trịnh Nam (TPHCM) bị liệt tay trái, vậy ông có được thi và cấp bằng lái xe 2 bánh không hay chỉ được cấp bằng lái xe 3 bánh?


Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015 của liên Bộ: Y tế – Giao thông vận tải đã quy định tiêu chuẩn sức khỏe cụ thể đối với người lái xe phù hợp với từng hạng giấy phép lái xe. Theo đó, nếu người khuyết tật đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Thông tư nêu trên thì được kết luận đủ sức khỏe lái xe phù hợp với hạng giấy phép lái xe.

Đối với nội dung câu hỏi của ông Nam, theo quy định tại Thông tư nêu trên, tại phần thăm khám chuyên khoa Cơ, Xương, Khớp thì: “Cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng)” thì không đủ điều kiện lái xe hạng A1.

Như vậy, theo như ông mô tả thì ông bị liệt tay trái, vậy để xem xét có đủ điều kiện sức khỏe để lái xe hạng A1 không thì ông phải đến cơ sở thực hiện khám sức khỏe lái xe để được khám theo quy định và đánh giá về tình trạng cũng như chức năng của tay phải, chân phải và chân trái.

Ngoài tiêu chuẩn về sức khỏe phù hợp, để được cấp giấy phép lái xe, người học lái xe nói chung và người khuyết tật nói riêng còn phải đáp ứng quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ và Thông tư số 38/2019/TT-BGTVT ngày 8/10/2019 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT.

Theo Báo Điện tử Chính Phủ

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang