Ngôn ngữ ký hiệu – cầu nối giúp người khiếm thính hòa nhập

(ĐHVO). Để giúp những người khiếm thính có thể hòa nhập với cộng đồng, ngôn ngữ ký hiệu đã ra đời.

Khiếm thính là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng rất kém hoặc có thể không nghe thấy âm thanh mặc dù âm thanh đó rất lớn.

Nghe, nói, đọc, viết là 4 kỹ năng của con người. Phải nghe trước thì mới có thể nói, đọc và viết được. Có rất nhiều người cho rằng không thể dạy người khiếm thính nói được tuy nhiên thực tế người khiếm thính hoàn toàn có thể học nói và giao tiếp bình thường với mọi người. Có chăng, quá trình dạy người khiếm thính nói được rất khó khăn, phức tạp và phải tiến hành trong một thời gian dài, đồng thời cần có những phương pháp phù hợp với từng người.

Người khiếm thính thường nhìn khẩu hình miệng của người đối diện để nghe, hiểu nội dung câu nói. Việc nhìn khẩu hình miệng này có thể giúp người khiếm thính hiểu gần như chính xác nội dung được truyền tải. Khi đã “nghe” được, người khiếm thính cũng muốn bộc lộ suy nghĩ, tiếng nói, tình cảm của mình. Khi đó, ngôn ngữ ký hiệu – ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ ra đời giúp cho người khiếm thính dễ dàng hiểu và bộc lộ những gì mà mình muốn nói.

Ngôn ngữ ký hiệu – Cầu nối giúp người khuyết tật hòa nhập (Ảnh minh họa – Nguồn: Internet)

Ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động của cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi với nhau, nói lên những suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc của mình. Ngôn ngữ ký hiệu tương tự như ngôn ngữ nói, cũng có ngữ pháp riêng, cấu trúc riêng nhưng lại có sự khác biệt về trật tự của câu.

Quy tắc biểu đạt của ngôn ngữ ký hiệu:

– Sử dụng cả hai bàn tay và ngón tay

– Hướng bàn tay về phía trước

– Chuyển động của tay phía trước bụng, trong khoảng không gian quy định.

– Tay, ngón tay chuyển động theo các hướng: lên, xuống, trong, ngoài, tròn theo chiều kim đồng hồ hay ngược lại.

Tại Điều 27 Luật Người khuyết tật năm 2010 về giáo dục đối với người khuyết tật quy định:“Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu”. Song bên cạnh đó, ngôn ngữ ký hiệu ở Việt Nam hiện nay chưa thống nhất. Hiện tại, ngoài 3 loại ngôn ngữ ký hiệu chính là Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh còn có các ký hiệu lấy từ ngôn ngữ ký hiệu nước ngoài. Do đó cũng phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống, cách thức diễn đạt của người khiếm thính. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu và thống nhất chung bộ ngôn ngữ ký hiệu theo chuẩn hệ thống ngôn ngữ đang được giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và quy định áp dụng trên toàn quốc để giúp người khiếm thính có thể học và hòa nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

Thu Hà

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI GIA ĐÌNH TRẺ EM VÀ NGƯỜI BẠI NÃO VIỆT NAM TỔ CHỨC GIẢI CHẠY THIỆN NGUYỆN “NÂNG BƯỚC CHÂN EM” LẦN THỨ 6

SEE_5346

Trao giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024

Picture1

“Vá lành” những mảnh khuyết cuộc đời bằng đôi bàn tay khéo léo

z5916242329405_55c88a8cf81ef44bfcd7e6a8b48c7ad1

THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI ĐẢM BẢO HÒA NHẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Picture1

Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam: Ủng hộ 87 người khuyết tật bị ảnh hưởng sau bão lũ

Picture3

NHU CẦU VỀ THÔNG TIN PHÁP LUẬT VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÙNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THÔNG TIN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang