Nghiên cứu xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) phối hợp tổ chức Good Neighbors Vietnam (GNI) đồng tổ chức hội thảo Tham vấn đề xuất xây dựng mô hình một cửa bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, Việt Nam ngày càng hoàn thiện thể chế về bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên Việt Nam vẫn còn hạn chế và thách thức trong công tác bảo vệ trẻ em. Ông Nam cho rằng, hiện nay, số lượng và chất lượng các cơ sở ung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em còn thiếu. Do đó dẫn đến tình trạng hạn chế trong khắc phục, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực và xâm hại. Hội thảo chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm bảo vệ trẻ em của Hàn Quốc, đặc biệt là xây dựng mô hình một cửa bảo vệ trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa - Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Ông Park Dong Chul, Trưởng đại diện tổ chức GNI tại Việt Nam cho rằng, GNI mong muốn hợp tác cùng Việt Nam để cùng tham gia bảo vệ trẻ em vì tương đẹp nhất cho trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, Việt Nam đã xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ (phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp) đảm bảo tính hệ thống, liên tục, có sự phối hợp. Bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn. Trong đó, ưu tiên bảo vệ trẻ em tại gia đình; cha mẹ, người chăm sóc và trẻ em được cung cấp thông tin và và tham ga ý kiến. Đặc biệt, hệ thống bảo vệ trẻ em coi trọng công tác phòng ngừa.

Theo quy định, hiện nay có 2 loại hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em là cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập gồm cơ sở có chức năng, nhiệm vụ chuyên biệt cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; cơ sở có một phần chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Nghiên cứu xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa - Ảnh 2.

Cùng lên tiếng để phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

Hệ thống pháp luật Việt Nam quy định rõ, khi tiếp nhận thông tin, thông báo các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc bảo mật thông tin. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh phải được đảm bảo vì lợi ích, sự an toàn của người cung cấp thông tin và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em có liên quan. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ cho việc bảo vệ trẻ em giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chức năng bảo vệ trẻ em phải được bảo mật.

4 kênh tiếp nhận thông tin tố giác bạo lực, xâm hại trẻ em gồm: Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111); Cơ quan LĐ-TB&XH các cấp; Cơ quan công an các cấp  và UBND cấp xã nơi xảy ra vụ việc. Khi tiếp nhận thông tin tố giác bạo lực, xâm hại trẻ em phải nhanh chóng phối hợp xử lý thông tin; Đánh giá ban đầu mức độ tổn hại của trẻ em; Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em  để xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp; Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp và rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp.

“Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp khi trẻ em đang bị đe dọa hoặc bị gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm hoặc cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em chính là người gây tổn hại cho trẻ em. Việc can thiệp trong trường hợp trẻ em cần được bảo vệ khẩn cấp phải được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể và không quá 12 giờ từ khi nhận được thông tin”, bà Nga nhấn mạnh.

Bà Jinny, Điều phối viên quốc gia tổ chức GNI cho biết, tại Hàn Quốc, Luật về các trường hợp đặc biệt liên quan đến Xử phạt tội phạm xâm hại trẻ em ra đời từ năm 2014. Tại Hàn Quốc, mô hình một cửa bảo vệ trẻ em thành lập từ 1 cơ quan trở lên về chuyên trách bảo vệ trẻ em tại huyện. Chủ tịch huyện có thể lựa chọn một số tổ chức phi lợi nhuận để ủy thác việc quản lý. Chi phí quản lý chia theo tỷ lệ 50% chính quyền trung ương, 50% Chính quyền địa phương.

Thông tin xâm hại trẻ em quốc gia được hợp nhất  (data base): Lịch sử tiếp nhận khai báo, điều tra xâm hại trẻ em, dịch vụ cung cấp, kết thúc ca; thống kê chính sách và phòng tránh bị bỏ sót qua hệ thống hợp nhất cơ quan chuyên trách bảo vệ trẻ em, công an,….

Khi điều tra các vụ xâm hại trẻ em ưu tiên cảnh sát/ cán bộ chuyên trách về xâm hại trẻ em tham gia điều tra. Khi điều tra hiện trường phát sinh vụ việc và các điểm liên quan: Bắt buộc điều tra (đối mặt, nguyên tắc cách ly) trẻ bị hại. Điều tra người khai báo, người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng/ giáo dục, người chứng kiến, hàng xóm.

Bình luận về vấn đề này, tư vấn độc lập – TS Nguyễn Hải Hữu cho rằng: Cần nghiên cứu rà soát hệ thống luật pháp, chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp. Trên cơ sở đó sẽ tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính về bảo vệ trẻ em và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Tiến tới, tạo khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa ở cấp xã, hình thành trung tâm cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa cấp huyện/ quận, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố.

Theo Báo Điện tử Dân sinh

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang