Nghiêm khắc xử lý hành vi “đánh tráo” người bị cách ly

(ĐHVO) Hành vi “đánh tráo” người bị cách ly y tế phải chịu trách nhiệm hành chính, nặng hơn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hiện hành.

Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, xác nhận 1 trong 4 người mà cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị cách ly khi đi trên chuyến bay VN1547 (có người nhiễm Covid-19), lưu trú tại TT. Khe Sanh (H. Hướng Hóa) đã bị “đánh tráo” nhân viên đi cách ly thay mình.

Ảnh: Minh họa

Về sự việc này, Luật sư Đinh Thị Nguyên, Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, giữa tâm đại dịch COVID-19 hiện nay, việc đề cao trách nhiệm, ý thức cá nhân trong việc phòng, chống dịch là vô cùng cần thiết.

Về mặt pháp luật, trường hợp người nào che giấu hoặc làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì phải chịu trách nhiệm hành chính, nặng hơn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật hiện hành.

Điều 8 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 nghiêm cấm các hành vi như:

– Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

– Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật

– Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm…

Theo đó, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.

Cụ thể, nếu người thay thế và người được thay thế không nhiễm dịch, không làm lây lan sang người khác thì theo Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ/CP quy định phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đồng thời bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, nếu người mang mầm bệnh có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, lây nhiễm cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt tù tối đa 12 năm theo Điều 240 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về “tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bên cạnh đó, hành vi của nhân viên cấp dưới đi thay Ông H, Chủ tịch HĐQT Công ty P.Đ cũng rất có khả năng bị nhiễm dịch và nếu làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì người này cũng sẽ bị xử lý hình sự với vai trò là đồng phạm với người được thay thế về “tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Nếu hành vi trốn cách ly của Ông H, Chủ tịch HĐQT Công ty P.Đ là chính xác thì đây là hành vi vô cùng nguy hiểm cho xã hội, cộng đồng. Do đó, các cơ quan chức năng cần xác minh, làm rõ các yếu tố cấu thành tội của Ông H, Chủ tịch HĐQT Công ty P.Đ để có những chế tài áp dụng hợp lý, đủ tính răn đe và để làm gương cho các cá nhân khác có ý định trốn cách ly. Bởi lẽ, trong tâm dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các biện pháp khoanh vùng, cách ly để theo dõi, giám sát triệt để là rất cần thiết, đảm bảo khoanh vùng dịch tễ nói chung và đảm bảo sức khỏe cho chính người được cách ly nói riêng.

Phạm Vân

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang