Nghị lực phi thường của những đứa trẻ mang nỗi đau da cam

(ĐHVO). Việt Nam là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi chất độc da cam do chiến tranh để lại. Đáng thương nhất người chịu ảnh hưởng không ai khác là những thế hệ mầm non tiếp theo, khi các con sinh ra không được khỏe mạnh như bạn bè cùng trang lứa. Thế nhưng những đứa trẻ ấy vẫn luôn kiên cường chiến đấu với số phận và tỏa sáng theo cách riêng của mình.


Em Hoàng Đức Sơn, nguồn Internet

Người dân thôn Nam Hùng, xã Vĩnh Nam (Vĩnh Linh – Quảng Trị) khi nhắc đến Hoàng Đức Sơn (sinh 2009 học sinh lớp 4 trường tiểu học Vĩnh Nam) không ai không xót xa cũng như ngưỡng mộ cậu bé. Gia đình em nhiều đời chịu di chứng nặng nề của chất độc da cam để lại, từ bố của em cũng là người khuyết tật da cam không có tay, chân, cho tới khi sinh em ra, bố Sơn phải bật khóc khi thấy em cũng không thoát khỏi số phận như mình.

Trái ngược với bi kịch số phận, Sơn là một cậu bé luôn tự biết phấn đấu, luôn cố gắng vượt qua mặc cảm, tự ti để vươn lên trong học tập. Sơn tham gia tích cực các hoạt động ở trường. Đặc biệt, em có khả năng viết nhanh, vẽ đẹp và sử dụng thành thạo máy tinh trong giờ Tin. Thành tích học tập của Sơn rất tốt, luôn là học sinh được giáo viên đánh giá cao về tư duy, tiếp thu kiến thức cũng như hoạt động giáo dục khác. Sơn luôn là tấm gương sáng nhà trường hướng đến cho tất cả các em học sinh.

Với Sơn, dù khó khăn bao nhiêu đi chăng nữa em vẫn sẽ cố gắng, vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động trong trường, luôn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, không để thầy cô, bạn bè, gia đình phải thất vọng vì mình.

Tìm hiểu về cô bé có cái tên rất hay – Triệu Hải Yến, học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Nam Hoa (Nam Trực-Nam Định), nhiều người không khỏi bất ngờ trước nỗ lực học tập của em.


Em Triệu Hải Yến, nguồn báo Nam Định

Cũng như Sơn, Hải Yến sinh ra trong gia đình có 3 thành viên bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, đó là ông nội, cậu và bố của mình. Bố Yến bị ảnh hưởng nặng nên người anh nổi đầy u thịt, tay chân thì dị tật. Gia đình thuộc diện nghèo khó. Từ khi mang thai Yến, mẹ Yến đã không có điều kiện dưỡng thai tốt, nên khi sinh ra Yến đã có những dấu hiệu bất thường.

Cho tới năm 4 tuổi, em xuất hiện những khối xương lồi phía sau lưng. Ba mẹ đưa đi khám và nhận được kết luận Yến bị vẹo cột sống bẩm sinh. Từ đó Yến gắn liền với cơ thể khuyết tật, tay chân ốm yếu. Đến khi đi học, em vẫn gặp rất nhiều trở ngại. Thậm chí vì ngồi khó khăn, em đã phải đứng một thời gian dài để học trên lớp. Có những lúc đau tới mức em muốn buông xuôi, nhưng nhìn lại gia đình, Yến đã tự cố gắng vượt qua, suốt những năm học em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Yến chia sẻ, động lực cũng như liều thuốc tinh thần cho em ngoài gia đình chính là nhà trường, thầy cô và bạn bè. Thầy cô luôn bên cạnh động viên giúp đỡ mỗi khi em cần hỗ trợ việc học. Bạn bè thì lúc Yến đau quá phải nghỉ học đã chia nhau chép bài và giảng lại bài cho Yến. Với thành tích tốt trong học tập, Triệu Hải Yến là học sinh khuyết tật duy nhất trong số 121 học sinh diện khó khăn có thành tích tốt được tuyên dương khen thưởng ở huyện Nam Trực.

Ước mơ của em là trở thành cô giáo dạy Toán, thế nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, sức khỏe của em ngày càng trở nặng, con đường phía trước sẽ còn nhiều chông gai…

Những đứa trẻ còn quá nhỏ để có thể hiểu hết những đau khổ, vất vả mà di chứng chất độc da cam để lại. Song trong tâm hồn những đứa trẻ ấy luôn chứa đựng sự lạc quan, yêu đời, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống. Tin rằng với sự lạc quan ấy, các em sẽ luôn có nghị lực vươn lên để chạm tới ước mơ của mình.

Hồng Đào

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang