Ngày 3/12 – Tôn vinh những người khuyết tật

(ĐHVO). Từ năm 1992, ngày 3/12 hằng năm được Liên Hợp Quốc chính thức lấy làm ngày Quốc tế người khuyết tật, với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật được hòa nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc sống như chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa trong cộng đồng.

Trong lịch sử hoạt động của mình, Liên Hợp Quốc luôn nỗ lực để đảm bảo tất cả mọi người đều có quyền tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Tổ chức này cũng cam kết sẽ giúp người khuyết tật được hưởng đầy đủ nhân quyền và điều này cũng bắt nguồn từ mong muốn đi tìm lẽ công bằng và sự vô tư của con người trong mọi khía cạnh phát triển của xã hội.

Theo đánh giá của Liên Hợp Quốc, hiện nay trên thế giới có khoảng 10 – 15% dân số sống với một phần khiếm khuyết trên cơ thể. Họ cũng nằm trong số những người có hoàn cảnh khó khăn ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 7% dân số.

Người khuyết tật trong một cuộc thi vận động

Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm lo cho người khuyết tật. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm ưu tiên bố trí nguồn lực và ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, bảo đảm các quyền của người khuyết tật và thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào sự phát triển kinh tế, xã hội.

Người khuyết tật hiện nay đang phải đối mặt với những rào cản về thể chất, tâm lý, kinh tế,.. điều đó làm cản trở sự tham gia đầy đủ, bình đẳng của họ vào các hoạt động trong đời sống. Mặc dù vậy có rất nhiều người khuyết tật đã vượt lên hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng, góp sức mình vào sự phát triển của đất nước.

Anh Nguyễn Hồng Lợi nhận huy chương tại giải vô địch Bơi lội cho người Khuyết tật toàn quốc năm 2019

Trên thực tế ta không khó bắt gặp hình ảnh những người khuyết tật vẫn cố gắng học tập, tham gia lao động sản xuất và đạt được những thành tích đáng kể. Rất nhiều người trong số đó đã vươn lên trở thành những chính khách, tham gia trong các bộ máy lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các tổ chức xã hội; rất nhiều người đã trở thành các nhà khoa học, văn nghệ sĩ nổi tiếng. Đặc biệt, nhiều người khuyết tật đã vượt qua khó khăn, vươn lên trở thành những ông chủ doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp nghĩa vụ với nhà nước v.v.

Những tấm gương sáng ấy đã truyền sức mạnh cho người khác và lan tỏa ra toàn xã hội. Những con người đó nói riêng và người khuyết tật nói chung xứng đáng được trân trọng và tôn vinh.

Lan Phương. (T/h)

Bài viết liên quan

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Nam Định: Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Bảo hiểm thương tật, cứu cánh cho người lao động nếu không may tai nạn

Picture1

HOA ĐÀO NỞ MUỘN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang