Năng lượng tái tạo bùng nổ có chống lại biến đổi khí hậu?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), gần một phần ba điện năng của Trái đất sẽ đến từ năng lượng tái tạo vào năm 2024.

Cơ quan giám sát năng lượng cho biết trong một báo cáo được công bố ngày 25/11, công suất năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ tăng 50% trên toàn cầu trong năm năm tới, mức tăng trưởng tương đương với lượng điện hiện đang được các nhà máy điện của Mỹ sản xuất.

Sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo mà khởi đầu là năng lượng mặt trời, đang được thúc đẩy bởi chi phí giảm, chính sách thông minh hơn và mối lo ngại gia tăng về cuộc khủng hoảng khí hậu .

Tuy nhiên, IEA cảnh báo rằng, mặc dù mở rộng sản xuất năng lượng tái tạo và công suất tang, vẫn sẽ diễn ra tình trạng “thiếu hụt” năng lượng để đáp ứng các mục tiêu nhằm chống biến đổi khí hậu và hạn chế ô nhiễm không khí.

“Vẫn cần phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đạt được các mục tiêu năng lượng bền vững lâu dài”, Fatih Birol, giám đốc điều hành của IEA, viết trong báo cáo.

Sự thay đổi theo hướng năng lượng sạch rất có ý nghĩa, bao gồm cả ở Hoa Kỳ, nơi các nhà máy điện đang nhanh chóng loại bỏ than để ủng hộ năng lượng mặt trời, gió và khí tự nhiên.

Các nhà máy điện của Mỹ dự kiến ​​sẽ tiêu thụ ít than hơn vào năm tới so với bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1978, theo dự báo được đưa ra vào đầu tháng này của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, xu hướng này đang diễn ra bất chấp những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump để hồi sinh ngành công nghiệp than bằng cách cắt giảm các quy định về môi trường.

Than từng là nguồn nhiên liệu hàng đầu cho các công ty năng lượng của Mỹ. Nó đã được thay thế bằng khí đốt tự nhiên trong những năm gần đây – và năng lượng tái tạo không còn là tương lai quá xa.

Tuy nhiên, trên toàn cầu, than vẫn thống trị – và điều đó sẽ không thay đổi trong tương lai gần.

Trong khi các quốc gia đang nhanh chóng áp dụng năng lượng mặt trời và gió, IEA cho biết, than vẫn được dự đoán là nguồn năng lượng lớn nhất toàn cầu vào năm 2024. Cơ quan này dự đoán than sẽ tạo ra khoảng 34% điện năng của hành tinh trong năm đó, giảm từ gần 40% trong năm 2018.

 

nang-luong-tai-tao-bung-no

Ảnh nguồn: Internet

Năng lượng gió ngoài khơi tăng gấp ba

Sự bùng nổ năng lượng tái tạo toàn cầu đã bị đình trệ vào năm 2018, lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng năng lượng mặt trời chậm hơn ở Trung Quốc, năm ngoái đã đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2001 khi công suất phát điện tái tạo không thể tăng.

Năng lượng tái tạo đã trở lại đúng hướng phát triển của nó trong năm nay, IEA dự kiến nó sẽ ​​tăng trưởng 12%, nhanh nhất trong bốn năm gần đây. Tốc độ đó đang được gia tang mạnh mẽ bởi năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng đang nhanh chóng được chấp nhận ở Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Việt Nam. IEA cũng chỉ ra sự tăng trưởng của năng lượng gió cao hơn ở Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc.

Năng lượng gió sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chặng đường phát triển tiếp theo của quá trình bùng nổ năng lượng tái tạo. Năng lượng gió sẽ chiếm một phần tư trong sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo trong năm năm tới.

Năng lượng mặt trời ngày càng rẻ

Tuy nhiên, IEA cho biết, năng lượng mặt trời sẽ là động lực lớn hơn năng lượng gió cho sự bùng nổ năng lượng tái tạo tính theo trung hạn, chiếm 60% mức tăng trưởng dự kiến ​​đến năm 2024. Đó là bởi vì, chi phí năng lượng mặt trời dự kiến ​​sẽ giảm thêm 15% đến 35% trong quãng thời gian đó, khiến các nhà máy điện mặt trời “hấp dẫn về mặt kinh tế ở hầu hết các quốc gia” vào năm 2024.

Chi phí sản xuất năng lượng mặt trời giảm mạnh đã lọt vào tầm ngắm của Corporate America, khuyến khích các công ty như Facebook ( FB ) và General Motors ( GM ) đạt được các thỏa thuận mua điện, mở đường cho các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn. Đầu năm nay, Mondelez ( MDLZ ) đã đồng ý mua đủ năng lượng mặt trời để sản xuất 10 tỷ bánh quy Oreo mỗi năm.

Việc lắp đặt các tấm pin mặt trời trên các ngôi nhà, tòa nhà thương mại và nhà máy đang “chuẩn bị bùng nổ”, IEA cho biết. Với yếu tố ngày một căt giảm chi phí, báo cáo dự kiến ​​rằng, năng lượng mặt trời sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024, và Trung Quốc sẽ chiếm gần một nửa mức tăng trưởng đó. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ vượt qua EU vào đầu năm 2021 với tư cách là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực áp dụng tấm pin mặt trời vào sản xuất năng lượng.

Các tấm pin mặt trời trên các ngôi nhà cũng dự kiến ​​sẽ phát triển nhanh chóng, với ước tính khoảng 100 triệu hệ thống mái nhà năng lượng mặt trời cho các ngôi nhà đang hoạt động trên toàn thế giới vào năm 2024.

Tuy nhiên, IEA cảnh báo rằng, tăng trưởng điện tái tạo “cần phải tăng tốc hơn nữa” để đáp ứng các mục tiêu năng lượng bền vững lâu dài.

Cơ quan giám sát năng lượng kêu gọi Chính phủ các nước tăng tốc áp dụng sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo bằng cách cụ thể hóa các chính sách và quy định, giảm rủi ro cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào các nền kinh tế đang phát triển và đưa ra các giải pháp về cách tích hợp gió và mặt trời vào hệ thống điện.

Theo IEA, “Những nỗ lực lớn hơn nhiều là cần thiết”.

Nguồn CNN

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang