Nâng cao vai trò của y tế dự phòng với trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng luôn là đối tượng được nhà nước và xã hội quan tâm hàng đầu. Một trong số vấn đề cần thiết là quan tâm, bảo vệ, chăm sóc y tế hơn nữa dành cho trẻ em khuyết tật để bù đắp phần nào những thiệt thòi so với trẻ bình thường.

Trẻ khuyết tật luôn có tâm lý sợ sệt, mặc cảm, e dè nên cần nhận được sự trợ giúp, cần có các chính sách dành cho trẻ khuyết tật nhiều hơn nữa để trẻ có thể tự tin hòa nhập cộng đồng. Đánh giá thực trạng y tế dự phòng hiện nay đang có nhiều cơ hội mới nhưng chúng ta cần phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Đặc biệt về dự phòng y tế cho trẻ em khuyết tật có nhiều thiếu sót chưa sát sao được sức khỏe của đối tượng này. Một phần vì trẻ khuyết tật thường nhà nghèo hoặc ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với nền y tế hiện đại nên phương án dự phòng y tế đối với đối tượng này còn nhiều yếu. Thứ hai là thiếu nguồn lực y bác sỹ ở địa phương, máy móc cũng như trang thiết bị cũng không đủ. Vì vậy chúng ta phải chung tay cải tiến xây dựng y tế dự phòng cho trẻ khuyết tật tốt hơn, để trẻ khuyết tật có thể phát triển cả về mặt thể chất lẫn tính thần và hòa nhập với cộng đồng.

Trước tiên, chúng ta cần quan tâm và đưa trẻ khám định kì để thông qua dự phòng phát hiện sớm, sàng lọc phát triển của trẻ theo độ tuổi nhằm phát hiện những trẻ có nguy cơ cao bị khuyết tật. Từ đó, chúng ta phát hiện sớm để áp dụng những biện pháp phù hợp như can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật đồng thời tạo cho trẻ sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh giúp trẻ độc lập trong sinh hoạt, di chuyển, học tập và làm việc. Ngoài ra, cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ phối hợp của gia đình trong quá trình luyện tập để mức hiệu quả đạt được tối đa. Bên cạnh đó, hãy đưa trẻ đến gặp các y bác sĩ hướng dẫn làm vật lý trị liệu để cải thiện sức khỏe. Mặt khác đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm và can thiệp sớm dị tật bẩm sinh và khuyết tật trẻ em cho mạng lưới nhân viên y tế, giáo viên mầm non, nhân viên xã hội để giảm bớt gánh nặng do khuyết tật gây ra. Để làm được điều đó, Nhà nước cần có những chính sách sát sao về hỗ trợ y tế trẻ khuyết tật, cùng với các hiệp hội, tổ chức, phường, xã, trung tâm y tế thường xuyên khám sàng lọc và chữa bệnh cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ chi phí tối đa, để mọi người có thể đưa con nhỏ đi khám định kì.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mặt khác, Nhà nước cần nâng cao chất lượng cũng như mở rộng quy mô tiêm phòng vắc-xin cho trẻ em khuyết tật. Tiêm chủng là một trong những can thiệp sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhất trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tất và khuyết tật. Tuy có những thành tích không hề nhỏ, nhưng việc tiêm chủng còn nhiều khó khăn vì tỉ lệ tiêm chủng cộng đồng vẫn còn khá thấp. Độ bao phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số còn thấp. Cũng có những lo ngại về ‘phản đối chủng ngừa’ – do một số bậc cha mẹ không tin tưởng vào tác dụng của chủng ngừa, và sự mất niềm tin đó càng gia tăng bởi thông tin bị thêu dệt và sai lệch. Biết được những thiếu sót của việc tiêm chủng, Nhà nước đang dần nỗ lực tuyên truyền những kiến thức đúng đắn và cần thiết đến các bậc phụ huynh đề bảo vệ con cái mình, đào tạo cho nhân viên y tế tuyến cơ sở để họ có thể thông tin đầy đủ cho gia đình về lợi ích của tiêm chủng. Không những thế, Nhà nước nên phối hợp với các tổ chức y tế nên mở rộng những chương trình thiện nguyện tiêm chủng đến các miền sâu, miền xa. Như thế mọi người đều có thể được tiên chủng, được tiếp nhận y tế mới nhất.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Đồng thời, nâng cao chất lượng y tế đối với trẻ em khuyết tật. Bên cạnh dự phòng, hạn chế tối đa về mức khuyết tật ở trẻ nhỏ, chúng ta cần quan tâm đến y tế cho trẻ nhỏ khuyết tật. Củng cố, xây dựng thêm nhiều trung tâm y tế dự phòng ở vùng núi, tổ chức khám định kì cho các em nhỏ khuyết tật thường xuyên. Vận động xã hội cùng chung tay giúp đỡ trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Có giải pháp, lộ trình nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các đối tượng phục vụ của cơ sở; vận động nguồn lực hỗ trợ khám, chữa bệnh đối với trẻ em khuyết tật. Xây dựng những gói dịch vụ, cơ sở vật chất để hỗ trợ công tác y tế. Cùng với đó, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức hỗ trợ của toàn thể cộng đồng xã hội để mang lại nền y tế tốt nhất, kịp thời nhất đến với trẻ em khuyết tật.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Picture2

Mô hình hợp tác xã với sự tham gia và hỗ trợ người khuyết tật

Picture1

Vai trò và tầm quan trọng của thông tin số liệu về người khuyết tật

Picture1

Ngày hội Hội “Tỏa sáng nghị lực thanh niên Bắc Giang năm 2024”

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang