Nâng cao nhận thức cho người lao động chủ động phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Vẫn còn không ít người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ là yếu tố quan trọng để duy trì bền vững thành quả phát triển và hội nhập nên không quan tâm đầu tư cho việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN.

Công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong khi đó, tỷ lệ người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức còn chiếm tới 60% lực lượng lao động, tính chất công việc không ổn định, dễ thay đổi, phần lớn chưa được phổ biến, huấn luyện kiến thức cơ bản về ATVSLĐ nên khó phòng ngừa rủi ro TNLĐ, BNN.
Điều 6, Luật An toàn vệ sinh lao động nêu rõ: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc ATLĐ trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác ATVSLĐ đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ…”.

Người lao động cần tự nhận thức về vấn đề đảm bảo ATVSLĐ cho chính bản thân mình

Trong thời gian vừa qua, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền, nhiều chính sách mới đã và đang được triển khai thực hiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động, như: chính sách hỗ trợ hoạt động phòng ngừa từ 10% số thu hằng năm trong Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ huấn luyện cho người lao động ở khu vực không có hợp đồng lao động; giảm mức đóng hằng tháng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp từ 1% xuống còn 0,5%, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp và ngân sách Nhà nước mỗi năm hơn 3.000 tỷ đồng và nhiều chính sách khác… Với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực, người sử dụng lao động đã có trách nhiệm hơn trong việc chăm lo sức khỏe người lao động. Các doanh nghiệp có ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp đã tăng cường đầu tư máy, thiết bị, đổi mới công nghệ để cải thiện điều kiện lao động; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; thực hiện tốt các chế độ chính sách… Số lượng các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ ngày một tăng thêm.

Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ cũng phụ thuộc phần lớn từ ý thức của người sử dụng lao động. Vẫn còn không ít người sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của doanh nghiệp và tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ là yếu tố quan trọng để duy trì bền vững thành quả phát triển và hội nhập nên không quan tâm đầu tư cho việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, BNN; không tổ chức huấn luyện ATVSLĐ hoặc huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động không đầy đủ, mang tính đối phó; không tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và nguy cơ rủi ro gây TNLĐ; không xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, không trang bị, hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động; không chủ động thực hiện khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí công việc, không thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Mặt khác, bản thân người lao động cũng chưa nhìn nhận đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của mình đối với ATLĐ. Mặc dù được nhắc nhở, cảnh báo liên tục, nhưng hiện nay đa số người lao động cũng như người sử dụng lao động vẫn chưa chú trọng phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động. bệnh nghề nghiệp. Hơn nữa, lực lượng lao động phổ thông trên thị trường hiện nay phần lớn chưa qua đào tạo, đặc biệt đối với các công trình nhà ở riêng lẻ. Lực lượng lao động này chủ yếu ở nông thôn tranh thủ khi nông nhàn tham gia vào xây dựng nên việc xây dựng tác phong công nghiệp gắn với văn hóa ATLĐ trong người lao động còn hạn chế…
Trên thực tế, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, điều quan trọng là cả người lao động và người sử dụng lao động cần nhận thức đầy đủ và có ý thức trách nhiệm đúng đắn với chính bản thân, gia đình và xã hội về ATVSLĐ. Hơn ai hết, người lao động cần phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình để yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo môi trường làm việc an toàn, giảm thiểu các nguy cơ, rủ ro gây tai nạn cho chính mình. Bản thân người lao động cần tuân thủ đúng các nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, các kỹ  năng làm việc an toàn; kiên quyết từ chối hoặc rời nơi làm việc nếu thấy rõ các nguy cơ, sự cố mất ATLĐ để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.
Theo Tạp chí điện tử Lao động và Xã hội

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang