Nâng cao chất lượng môi trường giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật

(ĐHVO). Xã hội ngày càng phát triển, việc giáo dục ngày càng được quan tâm. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực từng bước để tạo ra được môi trường sống, học tập hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khuyết tật được tham gia học tập cùng trẻ bình thường ở trường lớp. Đây là cơ hội để trẻ khuyết tật nhận được giáo dục hòa nhập, bình đẳng, xóa bỏ đi sự cách biệt mặc cảm, xa lánh để trẻ có môi trường học tập tốt nhất.

Hiện nay, rất nhiều trẻ em khuyết tật vẫn luôn phải đối mặt với vô số rào cản để hòa nhập giáo dục, đặc biệt là thiếu các cơ sở vật chất, trường học chuyên biệt, chuyên ngành, đào tạo cho giáo viên và có nhiều khác biệt của định nghĩa về trẻ khuyết tật trong các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các lý do nêu trên đã khiến quá nhiều trẻ em khuyết tật không được tiếp nhận đầy đủ nền giáo dục, không hoàn thành được chương trình tiểu học hoặc trung học và quan trọng nhất là không được đòi quyền lợi cơ bản của các em là được tiếp cận một nền giáo dục đúng nghĩa.

Nguồn ảnh: Internet

Ai trong chúng ta đều có quyền được học, được đến trường, được tiếp nhận giáo dục một cách tốt nhất không ngoại lệ là người bình thường hay người khuyết tật. Để làm được điều đó, điều đầu tiên Chính phủ cần tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức đối với cán bộ quản lý, giáo viên, gia đình, nhà trường cùng với xã hội về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật. Đây là một việc không dễ dàng, nó yêu cầu sự cảm thông, thấu hiểu, nỗ lực, kiên trì thực hiện bằng tấm lòng yêu thương, tương thân tương ái. Vì thế việc tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lí, giáo viên về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là rất cần thiết. Việc tăng cường tập huấn giúp cán bộ quản lí các cấp, giáo viên có thêm vốn kiến thức, hiểu biết thêm về người khuyết tật nắm được cách thức quản lí, nội dung, phương pháp, kĩ năng đặc thù khi là người giảng dạy chính cho học sinh khuyết tật.

Nguồn ảnh: Internet

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, tạo môi trường an toàn phục vụ các hoạt động dạy và học đối với học sinh khuyết tật tại các nhà trường như: đồ dùng dạy học, học tập; phòng học hoà nhập, phòng chơi, nhà vệ sinh… dành cho học sinh khuyết tật. Phòng giáo dục và đào tạo của các trường học cần tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo đẩy nhanh việc quy hoạch, huy động các nguồn lực xây dựng trường đảm bảo chất lượng theo quy định của Điều lệ trường học. Đầy đủ trang thiết bị sẽ giúp học sinh khuyết tật có phương tiện học tập giúp quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn.


Nguồn ảnh: Internet

Để đảm bảo mọi học sinh khuyết tật đều có thể tới trường, Chính phủ nên có những chính sách ưu đãi cho người khuyết tật như: được ưu tiên trong công tác nhập học, tuyển sinh, được miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc các hoạt động giáo dục khó với người khuyết tật trong chương trình giáo dục. Việc đánh giá kết quả học tập của trẻ khuyết tật nên được thực hiện theo nguyên tắc hỗ trợ động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học. Đối với những trẻ khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nhà trường nên đưa ra những phương án hỗ trợ giúp đỡ mấy em như: được miễn học phí, được hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập đặc thù, cũng như được cấp học bổng, hỗ trợ chi phí học tập để giúp các em có điều kiện đi học.

Tuy hành trình hướng tới nền giáo dục hòa nhập dài và vô vàn thử thách, nhưng đích đến là một môi trường học tập tốt đẹp bảo vệ quyền lợi của mọi trẻ em. Không chỉ mang lại lợi ích cho tất cả học sinh nói chung mà còn đảm bảo cho trẻ em khuyết tật được tiếp nhận môi trường giáo dục hòa đồng, bình đẳng, xóa bỏ được tự ti, vươn lên trong cuộc sống.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang