Nạn nhân chất độc màu da cam 70 tuổi vẫn oằn mình nuôi đứa con bệnh tật

Việc chăm sóc những đứa con bệnh tật, đối với người bình thường, khỏe mạnh đã là điều khó khăn. Vậy mà, ông Hà Văn Vinh 70 tuổi lại là một nạn nhân chất độc màu da cam, đã dành 45 năm chăm sóc, giành sự sống cho người con gái bệnh tật.

Gia cảnh nhà ông Vinh rất khó khăn

Theo sự hướng dẫn của của Uỷ ban nhân dân xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tìm đến gia đình ông Hà Văn Vinh nằm trong ngõ của xóm Cây Xanh vào một buổi chiều. Ông Vinh là thương binh và cũng là nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam sau khi ở chiến trường Quảng Trị trở về.

Ông Vinh chia sẻ, ông sinh được 4 người con, thì chỉ có người con trai út là anh Hà Văn Quang sinh năm 1981 còn có khả năng lao động, đã lập gia đình. Nhưng do di chứng của chất độc màu da cam nhiều khi anh Quang vẫn hay bị nhức đầu rồi ảnh hưởng đến cả hai người con của anh, thỉnh thoảng 2 cháu vẫn phải nhập viện. Hai người con đầu của ông Vinh bị nhiễm chất độc da cam dioxin từ bố, đã mất không lâu sau khi sinh. Hiện tại vợ chồng ông Vinh đang ở cùng người con gái thứ 3 bị động kinh do ảnh hưởng của chất độc da cam.

Điều khiến chúng tôi bị ám ảnh đến bây giờ là trong lúc chúng tôi đang trò chuyện cùng ông Vinh thì liên tục những tiếng kêu la thất thanh mẹ ơi, mẹ ơi… của người con gái thứ 3 phát ra từ căn phòng nhỏ bên dưới, nghe mà nhói lòng. Bởi lẽ, những di chứng của chiến tranh, những vết thương để lại nỗi đau không phải ngày một, ngày hai mà dai dẳng qua nhiều thế hệ. “Khi sinh ra, một vài năm thấy biểu hiện của người con gái rất khác, đi học lớp 1 mà cháu không biết một cái gì, đến lớp cứ cắn răng vào bạn rồi trợn mắt lên. Về đến nhà thì cứ đi lang thang, đi móc túi, xin tiền của các cô chú ngoài chợ, nhiều lúc ngẩn ngơ cười xong lại hát cứ ngỡ như ma làm, gia đình ông cũng không biết làm sao cứ ngỡ ma làm rồi cúng bái đủ kiểu”- bà Nụ, vợ ông Vinh buồn bã giãi bày.

Bị huyết áp cao, đang phải điều trị ngoại trú ở bệnh viện A, ở cái tuổi gần 70, đáng ra người thương binh này cần được nghỉ ngơi nhưng vì quá thương con nên ông vẫn phải cố gắng lao động để có đồng ra đồng vào mua thuốc men và đưa con đi viện. Đứa con gái thứ 3 bị nhiễm chất độc màu da cam, tâm thần bất ổn định, đặt đâu nằm đấy, đi vệ sinh không tự chủ được. Vì vậy, mọi sinh hoạt cá nhân như ăn uống, tắm giặt, sinh hoạt đều phụ thuộc vào bố mẹ. Nhiều hôm phải thức cả đêm để chăm bẵm con nên kiệt quệ sức lực và chẳng còn thời gian để đi làm đồng áng.

Người con gái bị bệnh của ông phải ở một khu riêng

Trong khi bệnh tình của người con thì không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng nặng theo tuổi tác. Việc người con gái la hét, đập phá đồ đạc mỗi ngày một dày hơn buộc gia đình phải cho vào phòng riêng. Bệnh lí của chị không ổn định, lâu lâu lại đá đấm về phía những ai đứng ngồi đối diện, mắt mở trừng nhìn người khác cứ như là “kẻ thù” trên khuôn mặt dại khờ. Thậm chí nhiều hôm đang bón ăn thì chị lên cơn đập phá, đang lau rửa thì chị xô đẩy. Có ghế hay vật gì đó là chị cũng quăng quật ném ngay, vợ chồng ông Vinh phải cắn răng giữ thật chặt tay con nếu không sẽ bị đánh trúng…Trong một lần như thế, người con gái điên dại bị ngã gãy chân, vợ chồng ông Vinh đã cạn nước mắt, thật tội nghiệp.

Mùa hè nóng bức thì ông Vinh cùng vợ thay nhau tắm rửa cho con, lau chùi sàn nhà sạch sẽ cho chị nằm. Mùa đông thì lo canh giấc, đắp chăn cho con khỏi bị lạnh giá và sợ con thức giấc nhiều lại la hét, đập phá, ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà con hàng xóm.

Cứ thế suốt 45 năm qua là những chuỗi ngày đêm dài đằng đẵng để nâng đỡ, vệ sinh, bón từng thìa cơm cho đứa con bị thần kinh bất ổn. Thậm chí có lúc ông phải thốt lên “nếu con tôi chết trước tôi thì con may mắn, chỉ sợ tôi mà chết trước thì ai chăm sóc cho nó”. Công việc đó đã trở thành thói quen thường nhật, nỗi thương con đã giúp họ đành chung sống với hoàn cảnh.

Với một mảnh vườn và một sào ruộng, một căn nhà nhỏ, hằng ngày hai vợ chồng ông vẫn cần cù trồng cấy để duy trì cuộc sống thường nhật. Ông Vinh kể “chỉ có một vườn nhỏ nhưng thời gian chăm nom cũng không nhiều, vì cứ bất chợt lại phải ở bên cạnh người con gái lên cơn bệnh, nên cuộc sống cứ chật vật vô cùng”.

Ông Vinh vẫn tích cực chăm sóc mảnh vườn để duy trì cuộc sống

Nhìn những cử chỉ âu yếm đầy yêu thương, đôi tay chăm chút cho con mình từng ly, từng tí thật chu đáo, lại càng khâm phục và ngưỡng mộ ông hơn. Dẫu vẫn biết chỉ có trái tim người cha, người mẹ mới có thể hòa cùng nhịp đập với trái tim của những đứa con mà mình đã đứt ruột sinh ra song suốt mấy chục năm qua, ông Vinh đã vắt kiệt tuổi thanh xuân của mình, âm thầm, nhẫn nại từng ngày để giành lấy sự sống cho con mình.

Nguyễn Nhung – Phương Thảo

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang