Nam Định tổ chức Lễ khai giảng khóa học chữ nổi Braille dành cho người mù

(ĐHVO). Sáng ngày 5/4, được sự tài trợ của tổ chức ABILIS (Phần Lan) cùng một số nhà hảo tâm, Hội Người mù tỉnh Nam Định tổ chức “Lễ khai giảng khóa học chữ nổi Braille và tin học văn phòng năm 2023 của Hội Người mù tỉnh Nam Định”.

Ông Trần Xuân Dương đón nhận lẵng hoa chúc mừng từ Bà Dương Thu Huyền – Đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh

Dự và chỉ đạo buổi lễ có ông Trần Xuân Dương, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Người mù Việt Nam, Chủ tịch Hội Người mù tỉnh Nam Định cùng đại diện lãnh đạo các Sở, Ban ngành cùng các nhà tài trợ, nhà hảo tâm và hội viên các huyện, thành phố đã về dự.

Nhằm phổ cập chữ viết rộng khắp chương trình đào tạo học, đọc cũng như tiếp cận chương trình học chữ nổi Braille cho người mù, từ lâu, Ban chấp hành Hội Người mù tỉnh Nam Định đã tích cực xây dựng và kêu gọi thực hiện dự án. Cho đến hôm nay, được sự tài trợ của tổ chức ABILIS (Phần Lan) cùng một số nhà tài chợ, nhà hảo tâm, phòng học đầu tiên với đầy đủ trang thiết bị máy tính hiện đại đã được khai trương và đưa vào sử dụng.

Các đại biểu tham gia chương trình

Chữ nổi hay còn gọi là Braille, là một trong các phương thức để người mù hoặc người có vấn đề về thị giác có thể tiếp cận với việc viết và học chữ. Đối với người mù, học chữ nổi là một kỹ năng vô cùng quan trọng để tiếp cận với thông tin và truyền đạt thông tin cho người khác. Mặc dù học chữ nổi có thể gặp một số khó khăn ban đầu, nhưng khi đã nắm vững phương pháp này, người mù có thể đọc và viết tài liệu, sách vở, tin tức, thư từ, email và tham gia vào những hoạt động truyền thông khác. Bện cạnh đó, việc học chữ nổi còn giúp cho người mù phát triển khả năng tư duy, tăng sự tự tin và giúp họ có thể độc lập hơn trong cuộc sống. Do đó, trong nhiều trường hợp, đây là công cụ hữu hiệu nhất dành cho người mù có nhu cầu học chữ nổi để cải thiện cuộc sống của mình.

Vào thế kỷ thứ XIX, Louis Braille đã được vinh danh là “Người đem ánh sáng cho thế giới bóng tối” khi ông phát minh ra chữ nổi khi mới chỉ 15 tuổi. Phát minh của ông được ví như một cuộc cách mạng làm thay đổi sâu sắc cuộc sống của những người khiếm thị trên thế giới. Công cụ viết Braille đầu tiên do ông chế tạo là một dụng cụ khắc chì đơn giản. Chữ Braille gồm các điểm chấm được sắp xếp theo các cấu trúc và sự kết hợp của chúng để tạo ra các ký tự chữ cái, số và dấu chấm câu. Người mù đọc chữ Braille bằng cách chạm tay vào các điểm chấm và cảm nhận thông qua cảm giác xúc giác. Cho đến ngày nay, chữ viết dành cho người mù đã được phát triển và cải tiến nhiều, bao gồm cả các công nghệ mới như máy tính, phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói và các thiết bị hỗ trợ đọc màn hình, giúp cho người mù có thể truy cập thông tin và viết tài liệu một cách dễ dàng hơn.

Phòng học chữ nổi Braille

Chị Nguyễn Thị Nhâm – Chủ tịch Hội người mù huyện Trực Ninh cho biết, được tiếp cận học, đọc thành thạo chữ nổi Braille, người mù sẽ tự tin hơn khi tham gia các hoạt động xã hội, tìm việc làm, viết đơn xin việc, viết thư xin học bổng, viết các đơn đăng ký tham gia các cuộc thi, sự kiện… Đây là cơ hội và cũng như mở ra một cánh cửa mới cho những hội viên được tiếp cận và hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng.

Chị cũng tin tưởng rằng, bằng sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ nhiệt tình của nhà tài trợ, các mạnh thường quân, chương trình ngày càng được nhân rộng, cùng công nghệ thông tin hiện đại, các lớp đào tạo chữ viết dành cho Người mù ngày càng phát triển để cộng đồng người khiếm thị nói chung, Hội người mù tỉnh Nam Định nói riêng được tiếp cận và học hỏi, qua đó xóa bỏ những rào cản, giúp người mù có việc làm phù hợp, ổn định cuộc sống gia đình, sớm hòa nhập với cộng đồng góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

Trần Hồng

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang