Nam Định: Khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2025

(ĐHVO) – Tối 31/3 (tức mùng 3/3 âm lịch), tại xã Kim Thái, UBND huyện Vụ Bản tổ chức khai mạc Lễ hội Phủ Dầy năm 2025.

Lễ hội Phủ Dầy là một trong 5 lễ hội truyền thống lớn của cả nước, gắn liền với sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Theo hồ sơ tư liệu di sản, quần thể di tích Phủ Dầy được xây dựng trên mảnh đất quê hương nơi Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai. “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Sau nhiều năm được Nhà nước cho phép mở hội trở lại, chương trình lễ hội Phủ Dầy đã được xây dựng, bổ sung, ngày càng phong phú, hài hoà giữa phần lễ và phần hội, khai thác và phát huy được nhiều giá trị văn hoá dân gian cổ truyền.

     Bà Hà Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phát biểu tại lễ khai mạc.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Hà Lan Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nhấn mạnh: Quần thể di tích lịch sử – văn hoá Phủ Dầy và Lễ hội Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Đến nay, Lễ hội Phủ Dầy vẫn giữ được quy mô, xứng đáng là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Nam Định cũng như mang tầm quốc gia.

Tiết mục trống hội khai mạc lễ hội Phủ Dầy năm 2025.

Để Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 diễn ra an toàn, lành mạnh, bà Hà Lan Anh yêu cầu Huyện ủy, UBND huyện Vụ Bản chỉ đạo Ban tổ chức lễ hội, UBND xã Kim Thái, các thủ nhang, đồng đền thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của tỉnh về quản lý và tổ chức lễ hội.

Đẩy mạnh tuyên truyền Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy; nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước về di tích, lễ hội theo hướng giao cho cộng đồng nhân dân làm chủ thể văn hóa trực tiếp tham gia quản lý di tích và thực hành các nghi thức đối với di sản văn hóa phi vật thể, tránh những biểu hiện sai lệch, biến tướng.

Đảm bảo tốt công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống dịch bệnh; nhất là công tác an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ tại di tích, tập trung giải quyết tốt các vấn đề như: vệ sinh môi trường, hành khất, bán hàng hóa trong khuôn viên di tích. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân và du khách tham quan, du lịch, sinh hoạt văn hóa tâm linh, giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng./.

Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 diễn ra từ ngày 31/3 đến ngày 5/4 (tức từ mùng 3 đến mùng 8/3 âm lịch). Trong đó, có hoạt động nổi bật: Liên hoan nghệ thuật hát Chầu văn tại Phương du Phủ Tiên Hương và Phương du Phủ Vân Cát; Lễ rước Mẫu thỉnh Kinh từ Phủ Vân Cát lên Chùa Báng (Linh Sơn tự) và Lễ rước đuốc đăng long, bắn pháo hoa tại Phủ Tiên Hương. Lễ rước Mẫu thỉnh Kinh từ Phủ Tiên Hương lên Chùa Tiên Hương (Tiên Linh tự); Thi đấu cờ người tại Phủ Vân Cát. Đặc biệt, trong các ngày 4 và 5/4 (tức mùng 7 và mùng 8/3 âm lịch), tại Phủ Vân Cát và Phủ Tiên Hương diễn ra hội kéo chữ (Hoa trượng hội) với các bộ chữ “Mẫu nghi thiên hạ” và “Quốc thái dân an”.

Song Hồng

Bài viết liên quan

1

Ấm áp nghĩa tình trong buổi gặp mặt truyền thống Hội Học viên – Sinh viên Bình Định lần thứ 30 tại Hà Nội

z6423325151438_a3eb8c91fa9e1949cabf9416fe5ca38a

Họp báo công bố cuộc thi Hoa Hậu Trăng Khuyết Việt Nam

Ảnh chụp Màn hình 2025-03-16 lúc 9.43.18 CH

Hoa Hậu Trăng Khuyết 2025 – Hành trình tôn vinh vẻ đẹp nghị lực

ảnh 3 (1)

Nam Định: Linh thiêng lễ hội khai ấn đền Trần

a1

Hải Phòng: Từ Lương Xâm đón danh hiệu Cụm di tích quốc gia đặc biệt

ảnh 1 (1)

Nam Định: Độc đáo phiên chợ “mua may, bán đắt”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang