Nam Định: Hội nghị tọa đàm, đối thoại quyền của NKT khi tham gia giao thông

(ĐHVO). Chiều ngày 18/10, Hội bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phối hợp với Công an tỉnh; Sở giao thông vận tải; Sở LĐ-TB & Xã hội tổ chức chương trình, tọa đàm, đối thoại chính sách “Cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật” trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam

Tham gia hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Trọng Đàm, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi Việt Nam; Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Giao thông Vận tải tỉnh; ông Nguyễn Kiên Cường, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Nam Định; Phạm Văn Đạt, Phó Trưởng phòng Quản lý vận tải người lái; bà Dương Thu Huyền, Phó phòng Bảo trợ Xã hội Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cùng đại diện Hội NKT 04 huyện hội trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Trọng Đàm chia sẻ những chính sách phát triển hội đặc thù về công tác trợ giúp cho người nghèo, NKT trên cả nước: “Có thể nói, những năm qua Đảng, Nhà nước và xã hội luôn luôn quan tâm đến những người nghèo, người không may bị khuyết tật, đây là những thiệt thòi lớn đối với mỗi cá nhân người khuyết tật nói riêng và đối với toàn xã hội nói chung. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật có liên quan đến các quyền của người khuyết tật, nhất là trong lĩnh vực giao thông, vì đây là vai trò quan trọng đối với việc đi lại của con người, nhất là đối với những người khuyết tật. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách miễn, giảm giá vé các phương tiện giao thông cho những người khuyết tật khi tham gia giao thông công cộng như: miễn giá xe buýt tất cả các tuyến; giảm giá vé ô tô đường dài; giá vé máy bay, tàu hỏa, tàu biển; bố trí chỗ ngồi phù hợp và hỗ trợ việc lên xuống, đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng cho những người khuyết tật từng bước được quan tâm.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến việc cấp giấy phép lái xe, việc sát hạch giấy phép lái xe đối với các loại xe mô tô, ô tô và các loại phương tiện xe tự chế dành cho NKT,…

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp Giao thông Vận tải tỉnh

Thông tin về tình hình đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe A1 cho NKT sử dụng xe mô tô và tổ chức sát hạch cấp giấy phép lái xe số tự động hạng B1 cho NKT tại tỉnh Nam Định trong thời gian qua. Ông Hùng cho biết: Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Nam Định có 04 đơn vị đào tạo sát hạch GPLX hạng A1 với 08 cơ sở phân bổ trên các huyện và Thành phố Nam Định, và 03 đơn vị đào tạo lái xe ô tô. Tuy nhiên, đối với việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe còn nhiều bất cập như: Đối với học viên là NKT có nhiều dạng tật khác nhau, không thể dùng chung một mẫu xe. Do vậy, để đào tạo người khuyết tật thì phải mua loại xe riêng hoặc hoán cải một số chức năng, bộ phận kỹ thuật của xe và phải qua đăng kiểm kỹ thuật mới được đưa ra đào tạo. Bên cạnh đó, các đơn vị đào tạo, sát hạch lái xe vẫn đang gặp lúng túng do chưa có hướng dẫn cụ thể về giáo trình đào tạo, về loại xe đào tạo cho người khuyết tật. Mặt khác, đa số các cơ sở đào tạo hầu như thiếu đội ngũ giáo viên chuyên biệt để đào tạo lái xe cho người khuyết tật; thiếu điều kiện về sân bãi đặc thù cho người khuyết tật học lái xe”.

Trong khuôn khổ chương trình hội nghị, ông Hùng đề xuất 4 kiến nghị, giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe cho NKT đó là:

– Một là, cần tăng cường quy mô và hiệu quả của việc phổ biến, tuyên truyền các quy định về giao thông đường bộ, đặc biệt là những văn bản mới ban hành. Trong đó, cần chú ý tuyên truyền người khuyết tật tăng cường sử thông dụng các phương tiện giao công cộng và các phương tiện xe mô tô đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Hai là, cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung quy định rõ hơn các tiêu chí đặc thù về xe cơ giới cải tạo (ô tô) liên quan đến đối tượng lái xe là người khuyết tật, phù hợp với điều kiện về chính sách pháp luật mới và thực tiễn hiện nay.

Ba là, các địa phương cần liên kết sử dụng sẵn bãi đặc thù, sử dụng đội ngũ giáo viên hướng dẫn… nhằm tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu quả đào tạo. Bên cạnh đó, các cấp Ngành cũng cần nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở đào tạo và sát hạch cho người khuyết tật tham gia đào tạo, sát hạch để cấp GPLX.

Bốn là, theo quy định hiện hành, phương tiện được hoán cải chỉ nhằm phục vụ việc lưu hành của cá nhân người khuyết tật đó. Tuy nhiên, nếu không quy định cụ thể những chi tiết hoán cải có thể tháo rời phục vụ nhu cầu của người bình thường thì khó khuyến khích các trung tâm đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cho người khuyết tật đầu tư phương tiện. Thực tế không thể làm một chiếc xe chỉ để đào tạo cho người khuyết tật vì giá thành lớn, trong khi số người khuyết tật điều khiển xe rất ít. Do vậy họ muốn chiếc xe có nhiều công năng cần có sự điều chỉnh về luật để khi có người khuyết tật thì họ lắp bộ phận hỗ trợ cho người khuyết tật, không thì dùng để đào tạo cho người bình thường.

Quang cảnh hội nghị

Để công tác trợ giúp NKT nói chung, việc tháo gỡ vướng mắc trong công tác tổ chức đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cho NKT nói riêng rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các cấp liên quan chung tay tháo gỡ những vướng mắc để hiện thực hóa công tác trợ giúp NKT, để NKT sớm hòa nhập cộng đồng góp phần ổn định Chính trị xây dựng phát triển kinh tế đất nước.

Trần Hiền

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang