Nam Định: hoàn thành tiêm mũi 01 cho người dân từ 18 tuổi trở lên trước ngày 27/11

(ĐHVO). Ngày 22/11, thông tin về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định tại cuộc họp trực tuyến chiều ngày 21/11, về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Theo báo cáo, tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh diễn biến rất phức tạp, đã xuất hiện các chùm ca bệnh trong cộng đồng tại thành phố Nam Định và các huyện: Ý Yên, Giao Thủy, Nam Trực, Hải Hậu… với số ca nhiễm tăng nhanh và liên quan đến nhiều địa điểm tập trung đông người phức tạp như trường học, nhà hàng, công ty.

Tính đến ngày 20/11, trên địa bàn toàn tỉnh ghi nhận 1.024 ca mắc COVID-19. Tong đó, 221 ca mắc cộng đồng; 803 ca trong khu cách ly, phong toả. Chỉ từ ngày 7/11 đến ngày 20/11, toàn tỉnh ghi nhận 617 ca mắc trên địa bàn 10 huyện, thành phố. Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên địa bàn vẫn cơ bản đã được kiểm soát.

Đồng chí Phạm Đình Nghị Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Đình Nghị – Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của các cấp, ngành trong công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua, đồng thời yêu cầu, trong thời gian tới, cần tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện hiệu qủa các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch như sau:

– Tiếp tục triển khai thần tốc công tác xét nghiệm, khoanh vùng nhanh gọn để kiểm soát nguồn lây, thực hiện tốt việc phân tích, đánh giá yếu tố dịch tễ đối với các trường hợp F0, nhanh tróng tách Fo ra khỏi cộng đồng. Phân loại rõ F1, F2 để có các biện pháp cách ly phù hợp.

– Các huyện, thành phố chủ động thành lập, chuẩn bị các điều kiện và có kế hoạch vận hành ít nhất 01 cơ sở chuyên phục vụ công tác thu dung, điều trị đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ (riêng các huyện Giao Thủy, Nam Trực, Ý Yên, Hải Hậu chuẩn bị các điều kiện để vận hành ngay các cơ sở này).

– Các huyện, thành phố thành lập và có kế hoạch đưa vào hoạt động ít nhất 01 trạm y tế lưu động trên địa bàn. Riêng các xã, thị trấn có dịch ở cấp độ 3 và 4 phải chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện về trang thiết bị, o xy y tế, nhân lực để vận hành ngay trạm y tế lưu động.

– Công tác cách ly, cần tổ chức hợp lý đối với các trường hợp tiếp xúc gần, các F1 có nguy cơ cao cố gắng thực hiện cách ly tập trung; người không có nguy cơ cao phải cách ly tại nhà. Các xã, thôn phải kiểm tra thường xuyên đảm bảo an toàn như một khu phong tỏa; tiến tới F0 nguy cơ nhẹ cách ly, chữa bệnh tại nhà để giảm tải cho cơ sở y tế, tránh lây nhiễm chéo.

– Các huyện, thành phố tổ chức rà soát số liệu tiêm vắc-xin, chậm nhất vào sáng 22-11 và báo cáo về tỉnh trước 11h 00. Cùng với đó, các địa phương cần căn cứ vào nhu cầu của người dân để đăng ký tiêm vắc-xin đảm bảo tất cả người dân đều được tiêm phòng.

– Các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ đảm bảo hoàn thành việc tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trước ngày 27/11, và tiêm hết số vắc xin vừa được phân bổ xong trước 30/11. Thực hiện tiêm cuốn chiếu theo địa bàn xã, phường, thị trấn, không dàn trải. Đi từng ngõ, gõ từng nhà để mời người dân đang sinh sống trên địa bàn đi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Công tác giáo dục, giảng dạy đối với các cấp học trên địa bàn 9 huyện:

– Tổ chức dạy học trực tiếp tại trường từ ngày 23/11 đối với các xã, thị trấn có dịch ở cấp độ 1 (vùng xanh) và phải đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch. Tạm dừng dạy học trực tiếp chuyển sang dạy học trực tuyến (giáo dục mầm non được nghỉ học) đối với các xã, thị trấn có dịch ở cấp độ 2 (vùng vàng), cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ). 4

– Đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Nam Định: Tiếp tục dạy học trực tuyến (giáo dục mầm non được nghỉ học). Riêng học sinh ở vùng xanh (cấp độ 1) thuộc các khối lớp 9 và lớp 12 tổ chức dạy học trực tiếp tại trường từ ngày 23/11, phải đảm bảo an toàn công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Trần Hiền.

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang