Nam Định: Chia sẻ và đồng hành để người khuyết tật sớm hòa nhập cộng đồng

(ĐHVO). Chỉ chút khiếm khuyết trên cơ thể cũng khiến ta khó chịu, còn khuyết thiếu một phần cơ thể từ khi sinh ra, nỗi đau đó ai hiểu thấu?! Cần lắm những tấm lòng chia sẻ, đồng hành từ các nhà hảo tâm trong công tác trợ giúp NKT.

Đồng chí Đinh Thị Thụy, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam (áo xanh) cùng đoàn đại biểu tham quan mô hình sinh kế tại trụ sở NKT tỉnh Nam Định  

“Người bình thường khiếm khuyết một chút đã cảm thấy khổ, đối với những Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng thì sẽ khó khăn vô cùng. NKT có thể hòa nhập cộng đồng, lao động sản xuất như người bình thường là những con người đầy nghị lực sống rồi. Nhiều năm đồng hành trong công tác trợ giúp NKT, tôi thật sự kỳ vọng rằng: Trong thời gian tới cùng sự quan tâm vào cuộc quyết liệt của Đảng, Nhà nước, các tổ chức Chính trị, kinh tế xã hội đang từng bước thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ những vướng mắc về hành lang pháp lý tạo điều kiện cho NKT để NKT thuận lợi tiếp cận các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Nhưng để NKT có thể được hỗ trợ tiếp cận sớm hòa nhập cộng đồng thì cải cách cơ chế chính sách chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ, mà cần nhiều hơn nữa sự vào cuộc của cả hệ thống Chính trị, đặc biệt là sự vào cuộc của toàn dân. Trong đó, phải kể đến những mạnh thường quân, những tấm lòng hảo tâm của cá nhân, doanh nghiệp tạo điều kiện giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho NKT giúp NKT có thêm thu nhập, giúp họ sớm xóa bỏ mặc cảm để không ngừng lao động, học tập hòa nhập cộng đồng, góp phần vào công cuộc ổn định Chính trị xây dựng phát triển kinh tế đất nước”, Đồng chí Đinh Thị Thụy, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam chia sẻ với Đồng Hành Việt chiều ngày 27/04, bên lề Hội nghị Báo cáo công tác thực hiện Luật Người khuyết tật Việt Nam 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Trước đó, sáng cùng ngày, trong khuôn khổ chương trình làm việc của UBQG về NKT Việt Nam với đại diện các Sở, Ban, Ngành về việc thực hiện chính sách Luật NKT trên địa bàn tỉnh, Sở lao động thương Binh và xã hội báo cáo tổng kết về tình hình thực hiện Luật NKT Việt Nam:

Theo báo cáo, thực hiện Luật NKT từ năm 2010 đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND cùng các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương trong công tác trợ giúp thực hiện Luật NKT Việt Nam, qua quá trình triển khai thực hiện, đến năm 2020, toàn tỉnh có 32.822 NKT đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng số tiền trợ cấp trên 187.234 triệu đồng/năm. Đã thực hiện cấp giấy xác nhận khuyết tật cho trên 43.000 tại 226/226 xã, phường, thị trấn. Hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng cho 22 người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng đang mang thai, nuôi con nhỏ; 3.354 hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng; 01 hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng tại cộng đồng. Kinh phí hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng hàng năm trên 10.988 triệu đồng. Năm 2020, toàn tỉnh hỗ trợ chi phí mai táng phí cho: 4.156 trường hợp, với tổng số kinh phí là 22.427  triệu đồng.

Ngoài ra, hàng năm, Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh chăm sóc, nuôi dưỡng cho hơn 220 người khuyết tật, trong đó trẻ em khuyết tật trên 80 trẻ em.

Các chế độ chính sách như bảo hiểm y tế, giáo dục công tác đào tạo hướng nghiệp dạy nghề, chương trình hỗ trợ sinh kế cho NKT từng bước được trú trọng:

– Ưu tiên nhập học và tuyển sinh, miễn, giảm học phí theo quy định, hệ thống trường, lớp học, thiết bị dạy học đã bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của người khuyết tật. Ngoài ra, học sinh khuyết tật được cấp vở, đồ dùng học tập; cấp học bổng cho học sinh khuyết tật thuộc diện gia đình nghèo, cận nghèo. Một số trẻ khuyết tật được cấp phương tiện phục vụ học tập như: tai điếc, chữ nổi, xe lăn,…

– Chính ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật từng bước được trú trọng.

– Tổ chức tạo việc làm cho NKT thông qua các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức, qua 10 năm thực hiện (2011 – 2020) đã hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp dưới 3 tháng cho 1.094 người khuyết tật, tỷ lệ có việc làm sau đào tạo là 85%.

Cùng với những thuận lợi báo cáo còn chỉ ra những hạn chế vướng mắc trong công tác thực hiện Luật trợ giúp NKT đó là:

+ Công tác chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế, do đa số người khuyết tật sống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, người khuyết tật còn mặc cảm, tự ti, khó hòa nhập cộng đồng. Mặt khác, nhiều địa phương cơ sở vật chất còn thiếu, thiếu cán bộ có chuyên môn khám, chữa bệnh cho người khuyết tật

+ Công tác giáo dục, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân viên phục vụ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại các cơ sở giáo dục còn nhiều bất cập.

Để hiện thực hóa công tác trợ giúp NKT, báo cáo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều trong công tác thực hiện hiệu quả Luật NKT như:

+ Đề nghị Bộ Lao động – TB và XH cùng các Bộ, Ban, Ngành liên quan, quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Nam Định (nơi dạy nghề, nuôi dưỡng, chăm sóc cho đối tượng trẻ em khuyết tật).

+ Có chính sách hỗ trợ hộ gia đình có NKT được vay vốn, dạy nghề và tạo việc làm ổn định thu nhập.

+ Sửa đổi, bổ sung việc xác định mức độ khuyết tật đối với nhóm khuyết tật dạng thần kinh, tâm thần, trí tuệ, khuyết tật khác sang cho cơ quan Giám định y khoa có chuyên môn y tế thực hiện.

– Bổ sung kinh phí phục vụ công tác phục hồi chức năng cho NKT, kinh phí để thực hiện lập hồ sơ quản lý NKT.

– Cần ban hành quy định cụ thể về miễn giảm giá vé khi NKT sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

– Có hướng dẫn cụ thể về công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng trong việc cải tạo, sửa chữa các công trình cũ nhằm bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với NKT.

Trần Hiền

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang