Nam Cực được coi là điểm lạnh nhất trên Trái Đất nhưng hiện tại đang chứng kiến nhiệt độ tăng nhanh chóng mặt.
Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất và nhiều gió nhất trên toàn cầu, nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục âm 89 độ C. Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 – 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Tuy nhiên trong 30 năm qua, nhiệt độ tại Nam Cực đang tăng nhanh gấp 3 lần so với phần còn lại của Trái đất.
Nam cực đang trải qua thời gian nắng nóng nhất lịch sử, Ảnh theo TTXVN
Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy Nam Cực – nơi xa xôi hẻo lánh nhất của Trái đất – nóng lên với nhiệt độ khoảng 0,6 độ C trong 3 thập kỷ, trong khi đó phần còn lại của Trái đất tăng 0,2 độ C.
Theo các nhà khoa học, việc nhiệt độ đại dương ấm hơn ở phía tây Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ qua đã làm giảm áp suất khí quyển trên biển Wedwell ở phía nam Đại Tây Dương. Chính điều này đã làm tăng luồng không khí nóng trực tiếp đến Nam Cực.
Ngoài ra, các tác giả nghiên cứu cho biết xu hướng nóng lên tự nhiên có thể do khí thải nhà kính nhân tạo và xu hướng này có thể đang che giấu hiệu ứng nóng lên của tình trạng ô nhiễm carbon tại Nam Cực. (Thông tin trên Chinhphu.vn)
Sự nóng lên ở Nam Cực một phần có liên quan đến nhiệt độ tăng tự nhiên ở vùng nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương đã bị đẩy về phía Nam do lốc xoáy. Quá trình tự nhiên đã diễn ra trong nhiều thập kỷ nhưng phần còn lại hậu quả vẫn có ảnh hưởng từ hoạt động của con người.
Có thể nói Nam Cực đang trải qua mùa hè và các nhà khoa học nhấn mạnh: “Nếu chúng ta không có những biện pháp để làm phẳng đường cong về khí thải carbon toàn cầu, Nam Cực sẽ ấm lên và mực nước biển tăng có thể gây ra thảm họa”.
Lan Phương (T/h)