Một số vấn đề cần chú ý trong việc giải quyết các vụ án hình sự về xâm hại tình dục có người dưới 18 tuồi tham gia tố tụng tại tòa án

LTS: Việc giải quyết các vụ án về xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi nhất là đối với trẻ em gái và trẻ em khuyết tật vô cùng phức tạp cũng như vấn đề tâm lý, ngôn ngữ, thái độ, cách biểu đạt… Mặc dù bài viết chưa đi vào phân tích những kỹ năng riêng đối với trẻ em khuyết tật nhưng bài viết đã chỉ ra được một số một số những chú ý cơ bản trong quá trình giải quyết vụ án có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng cần được lưu tâm khi xét xử để tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn đối với trẻ trong đó có nguy cơ khiến trẻ trở lên khuyết tật vì trầm cảm, mặc cảm hay xung động tâm lý quá mức…

Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh việc phát triển kinh tế đất nước, thì vấn đề đấu tranh, phòng chống tội phạm ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các chính sách, chủ trương, văn bản pháp luật nhằm hạn chế tiến tới đẩy lùi và xóa bỏ tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy trong quá trình hội nhập, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội thì trong những năm trở lại đây, một số tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng và trở thành vấn nạn đáng lo ngại cho toàn xã hội. Một trong những tệ nạn xã hội gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến sự phát triển tương lai đất nước là nạn xâm hại tình dục nói chung và xâm hại tình dục có liên quan đến người dưới 18 tuổi nói riêng. Xâm phạm tình dục là vấn đề nhức nhối, đáng lên án, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Hậu quả để lại cho việc xâm phạm tình dục là vô cùng nặng nề, ảnh hưởng đến tâm sinh lý và sự phát triển bình thường của nạn nhân.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên, khoản 1 Điều 20 Hiến pháp xác định rõ: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đổi xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bên cạnh đó, BLHS được coi là công cụ hữu hiệu trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm cũng quy định 07 tội phạm xâm phạm tình dục bao gồm: Điều 141 – Tội hiếp dâm; Điều 142 – Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Điều 143 – Tội cưỡng dâm; Điều 144 – Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới lố tuổi; Điều 145 – Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 146 – Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; Điều 147 – Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xử lý các hành vi xâm hại tinh dục. Bên cạnh đó, do sự đặc thù trong việc xét xử các vụ án xâm hại tinh dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng đồng nghĩa với việc vụ án hĩnh sự xâm hại tình dục có bị cáo hoặc bị hại hoặc cả 2 là người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, nên chính sách, thủ tục tố tụng hình sự có những nét riêng biệt nhằm giảm thiểu tói mức thấp nhất những xáo trộn tâm lý, ám ảnh, mặc cảm, tự ti cho người dưới 18 tuổi.

luu-y-xet-xu-xam-hai-tre-em

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

1. Thẩm quyền chuyên trách xét xử các tội xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng:

Theo Điều 38 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể có các tòa chuyên trách sau: Tòa Hình sự, Tòa Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên.

Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên xét xử tại phòng xử án hình sự bao gồm :

+ Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý và tội đặc biệt nghiêm trọng.

+ Vụ án hình sự có bị cáo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm một trong các tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 151, 168, 169, 170, 171,248, 249, 250, 251, 252 và 299 của Bộ luật Hình sự.

+ Vụ án hình sự vừa có bị cáo là người dưới 18 tuổi vừa có bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên.

+ Vụ án hình sự mà bị cáo là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.

Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên xét xử tại phòng xét xử thân thiện: Nội dung này được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-cA theo hướng loại trừ nếu không thuộc trường hợp vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa Gia đình và người chưa thành niên xét xử tại phòng xét xử thân thiện.

2. Xét xử vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng Khi xét xử vụ án hình sự xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án cần đặc biệt lưu ý 02 nội dung sau đây:

– Về trang phục: Theo Quyết định số 1738/QĐTANDTc ngày 23/11/2017 Quyết định ban hành quy chế cấp phát, sử dụng và quản lý trang phục, giấy chứng minh Thẩm phán, giấy chứng minh hội thẩm, giấy chứng nhận chức danh tư pháp, giấy chứng nhận tòa án nhân dân thì trang phục khi tiến hành xét xử các vụ án nói chung là áo choàng dài tay màu đen đã được câp phát cho các Thẩm phán. Tuy nhiên do tính chất đặc thù trong việc xét xử vụ án hình sự xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng, thì trang phục xét xử của Thẩm phán là trang phục hành chính làm việc thông thường là áo trắng, quần tối màu. Quy định này được áp dụng trong tất cả các vụ án hình sự xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng (theo Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-cA)

– Cần lưu ý những vụ án hình sự về xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng thì đều bắt buộc phải xử kín mà không phụ thuộc vào yêu cầu của người dưới 18 tuổi hay ý chí chủ quan của Tòa án. Đối với việc xét xử kín trong trường họp này, khi tuyên án thì Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án và việc tuyên án cũng kín.

– Như chúng ta đã biết, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ sẽ bị hạn chế hơn so với người thành niên. Họ dễ bị kích động, bị rủ rê, lôi kéo vào những hoạt động của người lớn. Do vậy khi xét xử những vụ án do người dưới 18 tuổi thực hiện nói chung và các vụ án xâm hại tình dục có người dưới 18 tuổi tham gia thì cũng cần phải chú ý đến các biểu hiện về tâm, sinh lý của họ kể cả đối với bị cáo hoặc bị hại là người dưới 18 tuổi. Thực tiễn xét xử cho thấy, thái độ tâm lý của người dưới 18 tuổi tham gia phiên tòa thường có những biểu hiện như sau:

* Đối với bị cáo: Nghiên cứu về thái độ tâm lý của người chưa thành niên phạm tội thông qua các phiên tòa xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, chúng tôi thấy thường thường người chưa thành niên sau khi phạm tội có những biểu hiện trái ngược nhau. có những đối tượng sau khi phạm tội thì tỏ vẻ rất sợ hãi, rất hối hận đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình, song ngược lại thì cũng có những đối tượng sau khi phạm tội thì cố tỏ vẻ “chất anh hùng” của mình, tạo ra vẻ bất cần, không có chút sợ hãi, cố tình cười cợt… Thực chất, đây cũng chỉ là những phản ứng rất bình thường của lứa tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách, đòi hỏi các quy định của pháp luật phải làm sao vừa mang tính răn đe vừa mang tính giáo dục hiệu quả nhất và một trong những biện pháp quan trọng nhất đó là việc thay đổi từ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

*Đối với bị hại tham gia phiên tòa, thường có thái độ sợ hãi, hoảng loạn, không tự tin, không dám khai báo hoặc có khai báo cũng thường phụ thuộc vào thái độ của người đại diện, cá biệt cũng có những trường hợp họ tỏ thái độ bất cần, thể hiện sự chai sạn, nhưng thực sự học đang cố che đậy đi sự xấu hổ, mặc cảm và không muốn cho người khác biết là mình đang xấu hổ… Do vậy, cần có đội ngũ những người tiến hành tố tụng cả Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán riêng biệt được trang bị những kiến thức cần thiết để nắm bắt và hiểu biết về tâm lý học cũng như về khoa học giáo dục khi xét xử đối với các bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội.

Chúng ta cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ những người tiến hành tố tụng cả Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán riêng biệt được trang bị những kiến thức cần thiết để nắm bắt và hiểu biết về tâm lý học cũng như về khoa học giáo dục khi xét xử đối với các bị cáo là người chưa thành niên phạm tội nói chung và các tội xâm hại tình dục nói riêng. Thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội, ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tại chương XXVIII và Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự. Nghị quyết số 03/2004/NQHĐTP ngày 02/10/2004 của Tòa án nhân dân tối cao và một số văn bản khác liên quan đến việc bảo đảm quyền cũng như đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.

Theo TS. Phạm Minh Tuyên
Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang