Một phần ba trẻ em thế giới bị phơi nhiễm chì

(ĐHVO). Một báo cáo phân tích tính đột phá được Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF và tổ chức Bảo vệ môi trường Pure Earth mới công bố mới đây cho thấy, 1/3 trẻ em trên thế giới bị đầu độc bằng chì.

Báo cáo “Sự thật độc hại: Trẻ em tiếp xúc với ô nhiễm chì làm suy yếu một thế hệ tiềm năng” là báo cáo đầu tiên về nhiễm độc chì ở trẻ em. Báo cáo cho biết gần 1 trong 3 trẻ em, tức là khoảng 800 triệu trẻ em trên toàn thế giới có mức chì trong máu bằng hoặc trên 5 microgam /deciliter (µg/dL). Với mức độ này, cần phải có hành động can thiệp. Gần một nửa số trẻ em này sống ở Nam Á. UNICEF cho biết mức độ này đủ lớn để làm suy yếu sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và các cơ quan quan trọng như tim, phổi.

Ảnh minh họa, nguồn Internet

Cũng theo báo cáo này, phơi nhiễm chì ở trẻ em còn liên quan đến sức khỏe tâm thần, các vấn đề hành vi, gia tăng tội phạm và bạo lực. Trẻ lớn hơn có thể gánh chịu các hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ tổn thương thận và các bệnh tim mạch trong cuộc sống tương lai.

Không chỉ vậy, khi trẻ bị nhiễm độc chì có thể làm giảm chỉ số IQ, tăng nguy cơ mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), mất thính giác và tổn thương các dây thần kinh. Chì cản trở quá trình chuyển hóa vitamin D, suy giảm phân bào, hạn chế sự phát triển của xương, răng. cản trở sự phát triển của xương, ức chế mọc răng, thoái hóa sụn xương, gây ra tình trạng mủn xương.

Đối với hệ tim mạch: Làm ức chế tạo hemoglobin dẫn đến thiếu máu; giảm sự tiếp nhận oxy của các cơ quan, gây khó thở, tim đập nhanh, huyết áp cao, mệt mỏi… Phơi nhiễm chì gây ra tình trạng viêm thận mãn tính, suy thận, và dẫn đến một số triệu chứng như: đi tiểu ra máu, buồn nôn, sốt cao, rối loạn thành phần nước tiểu.

Đối với hệ sinh sản: Làm rối loạn sự phát triển tinh hoàn ở trẻ, có thể gây các bệnh về sinh sản như vô sinh, hiếm muộn, có con nhưng mang những dị tật bẩm sinh…

Việc tái chế pin axit chì không chính thức và không đạt tiêu chuẩn là tác nhân hàng đầu gây ngộ độc chì ở trẻ em ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi số lượng phương tiện đi lại đã tăng gấp ba kể từ năm 2000. Số lượng phương tiện đi lại tăng lên, cùng với việc thiếu quy định và cơ sở hạ tầng tái chế ắc quy xe đã dẫn đến 50% ắc quy axit chì được tái chế không an toàn trong nền kinh tế phi chính thức.

Khi tiến hành các hoạt động tái chế nguy hiểm và thường là bất hợp pháp, công nhân phá vỡ các vỏ pin/ắc-quy, đổ axit và bụi chì ra đất, và đốt cháy chì trong các lò nung ngoài trời, thải ra khói độc hại cho cộng đồng xung quanh. Thông thường, các công nhân và cộng đồng bị phơi nhiễm không biết rằng chì là chất độc thần kinh mạnh.

Các nguồn tiếp xúc với chì khác ở trẻ em bao gồm:

– Chì trong nước từ việc sử dụng ống dẫn nước có chì.

– Chì từ ngành công nghiệp đang hoạt động, như khai thác và tái chế pin.

– Sơn và bột màu có chì.

– Xăng pha chì đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây nhưng trước đó là một nguồn lây nhiễm chính.

– Hàn chì trong thực phẩm đóng hộp.

– Chì có trong gia vị, mỹ phẩm, thuốc bổ, đồ chơi và các sản phẩm tiêu dùng khác…

– Cha mẹ làm việc liên quan chì thường mang bụi bẩn về nhà trên quần áo, tóc, tay và giày, điều này vô tình khiến con cái họ bị nhiễm độc tố.

Do đó, bố mẹ hay người thân xung quanh trẻ cần phải chú ý đến những đồ vật mà trẻ tiếp xúc để có những cách phòng tránh cụ thể. Nếu nghi ngờ con mắc phải tình trạng ngộ độc chì, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh cho các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Ông Richard Fuller, Chủ tịch của Pure Earth đã chia sẻ: “Chì có thể được tái chế một cách an toàn mà không gây nguy hại cho công nhân, con cái họ và các khu vực lân cận. Các vị khu vực bị nhiễm chì có thể được khắc phục và phục hồi”. Vì vậy, việc cần làm là nâng cao nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của chì và giúp mọi người có khả năng bảo vệ chính bản thân cũng như con em mình.

Lan Phương

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang