Mọi trẻ em đều có quyền được sống

Luật Trẻ em 2016 quy định 25 nhóm quyền trẻ em trong đó quyền sống là quyền đầu tiên. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt và không ai có quyền tước đi quyền được được sống của các em.

Thời gian gần đây ở nhiều địa phương liên tiếp xảy ra các vụ tước đoạt tính mạng của trẻ em, đặc biệt là các vụ bố, mẹ hoặc cả bố lẫn mẹ tự tử và ép con chết theo. Quyền được sống là quyền tối cao của tất cả mọi người, trong đó có trẻ em. Người nào tước đi sinh mạng của trẻ em, dù đó là bố, là mẹ, dù là với lý do gì, đều phạm tội sát nhân và người đó nếu không còn sống để chịu sự trừng phạt của pháp luật thì cũng phải hứng chịu sự lên án của dư luận.

Tất cả mọi trẻ em đều có quyền được sống.

Tất cả mọi trẻ em đều có quyền được sống.

Khái niệm trẻ em được các quốc gia sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Geneva năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam quy định: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Luật Trẻ em năm 2016 có quy định rộng hơn: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi” (không kể công dân Việt Nam hay người nước ngoài, người không có quốc tịch). Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 và Công ước có hiệu lực tại nước ta từ ngày 20/12/1990. Công ước có 54 điều quy định về các quyền của trẻ em theo bốn nhóm là quyền được sống còn, quyền được bảo vệ; quyền được phát triển và quyền được tham gia. Quyền sống là quyền cơ bản thiêng liêng của con người, trong đó có trẻ em, được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau mà cơ bản nhất là Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” (Điều 19). Trong Luật Trẻ em 2016 quy định rõ 25 nhóm quyền của trẻ em bao gồm: Quyền sống; Quyền được khai sinh và có quốc tịch; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng; Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu; Quyền vui chơi, giải trí; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quyền về tài sản; Quyền bí mật đời sống riêng tư;  Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy; Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang; Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp; Quyền của trẻ em khuyết tật; Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn. Trên hết, trước hết trong 25 quyền của trẻ em ở Việt Nam là quyền được sống. Bị tước đoạt quyền này cũng đồng nghĩa là các quyền sau đó trở nên vô nghĩa. Điều 12 của Luật Trẻ em năm 2016 quy định “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển”. Có thể khẳng định, quyền sống là quyền của tất cả mọi người trong đó có trẻ em. Dù ở trong hoàn cảnh nào, không thể để tình trạng những người làm bố làm mẹ sinh ra các em và tước đi quyền được sống của các em. Những vụ việc đau lòng vừa qua là hồi chuông cảnh tỉnh tất cả các bố mẹ đồng thời, xã hội cũng cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần của người dân. Theo thống kê của Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), số người chết do tự tử xếp thứ 2 sau tai nạn giao thông. Hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân tự tử được chở đến trung tâm để cấp cứu. Không ít những người lớn tự tử đã tước luôn quyền được sống của con họ.

Theo báo Điện Tử Dân Sinh

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang