Mở rộng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ

Việc xây dựng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ, khuyết tật là một hướng đi đúng đắn, mang lại nhiều giá trị tích cực tới cộng đồng.

Lãnh đạo Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam thăm xưởng thực nghiệm hướng nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Ngọc Ân tại phường Dương Nội, quận Hà Đông trong ngày 17/2.
Lãnh đạo Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam thăm xưởng thực nghiệm hướng nghiệp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Ngọc Ân tại phường Dương Nội, quận Hà Đông trong ngày 17/2.

Ngày 17/2, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Ngọc Ân (Hà Nội) đã khai trương cơ sở 5 về thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. Tới dự chương trình có bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Chánh Văn phòng Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.

Tại đây, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến thay mặt lãnh đạo Ban chấp hành Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam đã trao Quyết định về việc thành lập cơ sở 5 của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý giáo dục Ngọc Ân tại địa chỉ: Số N008, Liền kề 41, Khu đô thị Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Mở rộng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ ảnh 1
Đại diện Ban chấp hành Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cũng đã trao thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý giáo dục Ngọc Ân.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện Ban chấp hành Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam cũng đã công bố và trao các quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý giáo dục Ngọc Ân có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tri thức Tâm lý học và Giáo dục học cho trẻ rối loạn phát triển trong năm 2022.

Là người đã đồng hành và gắn bó với Trung tâm Ngọc Ân từ những ngày đầu thành lập, TS Nguyễn Văn Hưng – chuyên gia thuộc Trung tâm Giáo dục đặc biệt quốc gia nhấn mạnh, bằng sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên tại Trung tâm, các bậc phụ huynh rất hài lòng và an tâm khi tìm cho con mình được một địa chỉ tin cậy để gửi gắm, giúp các con sớm hòa nhập với cộng đồng. Một trong những điểm đột phá mà lãnh đạo Trung tâm Ngọc Ân đã lựa chọn là xây dựng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp.

Mở rộng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ ảnh 2

Bà Đào Thanh Hoàn (trái) – Sáng lập viên của Trung tâm Ngọc Ân và bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, Chánh Văn phòng Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam.

Là sáng lập viên của Trung tâm Ngọc Ân, bà Đào Thanh Hoàn cho biết, đơn vị đã nghiên cứu thành công và triển khai mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho người tự kỷ, khuyết tật với nghề thủ công sắp lễ và làm oản nghệ thuật, hiện đã đưa vào ứng dụng giúp người học có việc làm cùng thu nhập ổn định. Mô hình này đã được Cục Bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận.

Với phương châm xây dựng Hệ thống giáo dục toàn diện trên cả nước, trung tâm đã triển khai 5 cơ sở trong các lĩnh vực giáo dục đặc biệt cho trẻ rối loạn phát triển và người yếu thế trong xã hội. Trung tâm áp dụng phương pháp kết hợp hài hòa giữa y tế – giáo dục – gia đình trong quá trình giáo dục đặc biệt đối với mỗi học viên.

Mở rộng mô hình thực nghiệm hướng nghiệp cho trẻ tự kỷ ảnh 3

Ngày 17/2, Trung tâm Ngọc Ân đã khai trương cơ sở 5 tại số N008, Liền kề 41, Khu đô thị Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

Cũng theo bà Đào Thanh Hoàn, trong ngày 18/2, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Ngọc Ân sẽ tổ chức công bố quyết định của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam về việc thành lập cơ sở 4 của trung tâm tại địa chỉ: Số nhà 305/28 phố Hà Huy Tập, phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Trung tâm sẽ tổ chức khám và đánh giá chuyên sâu cho trẻ rối loạn phát triển miễn phí trong các ngày 18 – 19/2.

Bày tỏ sự vui mừng trước bước phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý Giáo dục Ngọc Ân, bà Nguyễn Thị Hoàng Yến – Chánh Văn phòng Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tin tưởng rằng, với định hướng đúng đắn cùng các giải pháp linh hoạt, áp dụng cho từng đối tượng trẻ, Trung tâm Ngọc Ân sẽ ngày càng đạt được thêm nhiều bước tiến mới trong công tác thực nghiệm hướng nghiệp…

Mỗi đứa trẻ sinh ra, dù lành lặn hay khuyết tật đều như một viên ngọc quý trời ban; trách nhiệm của chúng ta là phải tìm cách mài giũa để những viên ngọc ấy ngày càng sáng hơn, quý giá hơn. Để lan toả được tấm lòng chia sẻ yêu thương đến các em, tập thể cán bộ, giáo viên Ngọc Ân luôn cùng nhau đoàn kết nghiên cứu, ứng dụng tri thức Tâm lí học và Giáo dục học tìm những điểm sáng của trẻ rối loạn phát triển giúp các em sớm tiến bộ, tìm được giá trị của mình trong xã hội.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang