Mê Linh(Hà Nội): Phận đời lênh đênh của người phụ nữ có đôi chân dị tật

(ĐHVO). Bị dị tật bẩm sinh không thể đi lại bằng đôi bàn chân, ở cái tuổi xế chiều của cuộc đời, người phụ nữ tên Sen vẫn một thân một mình trên chiếc thuyền nhỏ, hàng ngày kiếm sống qua ngày bằng việc chèo thuyền thả lưới bắt cá và kiếm củi nấu ăn. Cô là một điển hình về tấm gương nghị lực sống, thân phận nổi trôi giữa dòng đời đầy sóng gió, khiến biết bao con người phải khâm phục cô.

Xót xa hoàn cảnh người phụ nữ khuyết tật lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ.

Với hình ảnh của một người phụ nữ nhỏ bé, đôi bàn chân teo tóp, oặt oẹo vẫn chèo thuyền hàng ngày để kiếm sống, cô Phan Thị Sen (trú tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) sống lay lắt một mình trên chiếc thuyền nhỏ bé khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi xót xa.

Bên trong chiếc thuyền nhỏ bé lênh đên trên lạch của sông Hồng, tại xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội là nhà của cô Sen.

Chúng tôi tìm đến gặp cô Sen vào một ngày trời đầy âm u, không chút nắng chỉ có gió lạnh và mưa bay lâm thâm. Tuy nhiên, nụ cười của cô khi chào đón chúng tôi trên chiếc thuyền nhỏ khiến không khí lạnh trở nên đầy ấm áp. Ở đó, chúng tôi nhìn thấy gương mặt hiền hậu, sự lương thiện và nghị lực vượt lên khó khăn của cô. Với hoàn cảnh đầy khó khăn, không một ai ở xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội là không biết đến cô Sen, người phụ nữ dị tật bẩm sinh với đôi chân dị dạng hình chữ V mà vô cùng nghị lực, nhân hậu mà tốt bụng.

Hoàn cảnh khiến nhiều người xót xa

Sinh ra trong một gia đình nghèo với 3 người con nhưng chỉ có duy nhất người anh trai lành lặn, 2 chị em gái cô Sen thì không được may mắn như vậy. Cô cùng người chị đầu đều bị dị tật bẩm sinh với đôi chân bị biến dạng, hai chân thẳng lên trời, việc di chuyển của cô đều bằng hai đầu gối.

Sau khi bố mẹ và chị gái mất đi, cô Sen chỉ còn người anh trai nhưng người anh đó cũng phải chăm lo cho cuộc sống gia đình riêng. Người phụ nữ này vẫn lặng lẽ một mình bám trụ trên sông nước. Khi nguồn cá tôm trên sông đoạn xã Tráng Việt dần cạn kiệt. Cô Sen lại tìm nơi ở mới và hiện tại đang sinh sống ở xã Văn Khê. Cuộc sống dù bao khó khăn bất tiện nhưng cô vẫn không muốn dựa dẫm vào gia đình người anh trai, vì cô nghĩ mình vẫn tự thân nuôi mình, không muốn làm gánh nặng cho ai.


Xót xa với ánh mắt thoáng buồn của người phụ nữ bị dị tật khi chia sẻ về hoàn cảnh vô cùng khó khăn của mình

Vượt qua nỗi đau mất mát đối với người bình thường đã khó, đối với cô Sen còn khó khăn hơn. Với đôi chân dị tật, cô chẳng thể lên bờ dễ dàng. Bao năm sống trên đời này cũng là ngần ấy năm cô gắn bó trên chiếc thuyền đã cũ, lênh đênh trên vùng sông nước, thả lưới đánh bắt tôm cá và đi kiếm củi kiếm sống qua ngày. Nơi cô ở giờ cũng chỉ là một lạch nhỏ của sông Hồng. Nguồn thu nhập không có, nguồn thức ăn tự sinh tự diệt là tôm cá cũng dần cạn kiệt, khiến đời sống của người phụ nữ tật nguyền này càng thêm khốn khó.

Ngôi nhà nơi cô ở là một chiếc thuyền nhỏ, có mái che và xung quanh không có người sinh sống. Mọi sinh hoạt ăn uống, nơi thờ cúng bố mẹ đã khuất của cô đều trên chiếc thuyền đã cũ này. Mỗi khi trời trở giông bão, gió to là thuyền lại chao đảo, người phụ nữ hiền hậu lại nơm nớp lo sợ.

Trước hoàn cảnh khó khăn mà không chịu đầu hàng số phận, cô Sen chia sẻ trong ánh mắt đầy ưu tư: “Giời đã sinh ra như thế này thì mình phải chịu. Số phận của mình đã như vậy rồi. Giờ mình phải cố gắng sống chứ không thể buồn chán suốt ngày được”. Cô ở đây chỉ có một mình, hàng xóm giờ cũng không có ai, người ta lên bờ sinh sống hết rồi. May sao được người dân trên bờ cũng hỗ trợ dẫn dòng nước ngọt xuống để sinh hoạt, giúp đỡ cô.

Không chỉ bị dị tật đôi chân, người phụ nữ hiền hậu này còn mang trong mình những căn bệnh đau đớn thể xác. Vào những ngày trở trời, với cái tuổi đã xế chiều, những cơn đau nhức xương khớp lại “gặm nhấm” thân hình nhỏ bé này. Đâu chỉ có vậy, những cơn đau dạ dày rồi u vú cũng đang đeo đẳng, khiến người phụ nữ này lại thêm đau đớn.

Không có điều kiện kinh tế để thăm khám và điều trị thường xuyên nên đã 2, 3 năm nay, cô Sen chưa đi kiểm tra sức khỏe. Chỉ có một mình trên sông nước, những lần đau đớn do bệnh tật, cô không biết nhờ cậy ai, chỉ lẳng lặng chịu đựng cho qua nỗi đau quằn quại.

Vươn lên để sống

Hàng ngày đều đặn, người phụ nữ với đôi chân hình chữ V trên trước thuyền nhỏ, xuôi mái chèo quanh rạch để thả lưới tìm tôm cá, nhặt nhạnh những cành củi còn sót lại ở ven bờ. Những ngày nắng ráo, cô còn có củi khô để nấu ăn nhưng những ngày mưa kéo dài, củi ẩm ướt không sao đun nấu được. Nhưng rồi, tôm cá cũng ít, củi khô cũng chẳng có nhiều, cuộc sống của cô ngày càng khó khăn.

Người cô nữ có đôi chân dị dạng vươn lên hoàn cảnh để sống. Hàng hgày, cô vẫn chèo thuyền thả lưới bắt cá, kiếm củi để sống .

Mặc dù còn người anh trai lành lặn nhưng cô Sen không muốn làm phiền, vẫn gắn bó với chiếc thuyền nhỏ bé trên lạch. Đến nay, người anh trai của cô Sen cũng đã ở tuổi 70, vợ đã mất do tai biến và đang chung sống cùng gia đình nhỏ của người con trai. Với sự động viên về tinh thần, sự thăm hỏi và giúp đỡ phần nào về gạo, rau củ quả của gia đình người anh trai và hàng xóm xung quanh, cô Sen vui vẻ đón nhận.

Cô Sen cho biết: “Giờ ông anh cũng khó khăn, có đứa cháu trai thì cũng có gia đình riêng rồi, cô cũng không thể làm phiền cuộc sống của họ được. Ngày nào trời cho khỏe mạnh, không ốm đau thì cô vẫn còn bơi thuyền đi thả lưới, kiếm ăn qua ngày”.

Không muốn làm phiền đến cuộc sống của người thân duy nhất còn lại, Với lòng hiếu thảo và tình yêu thương người bố người mẹ đã khuất, cô vẫn thờ cúng đều đặn và vô cùng vui vẻ khi nhắc đến bố mẹ mình. Cô luôn tin rằng mình vẫn có thể sống tốt đến bây giờ là nhờ bố mẹ cô đã tạo phúc rất nhiều. Do đó, cô vẫn luôn cố gắng sống thật tốt và gắn bó với nơi đây.

Chia sẻ với chúng tôi về mong muốn của mình, cô nói: “Cô chỉ mong mạnh khỏe để có thể sống nốt quãng đời còn lại một cách thản nhiên và an lành. Cô cũng mong muốn được sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền cho cô có được chút động lực vượt qua nỗi đau của bệnh tật, cũng như phần nào vượt qua cuộc sống vốn đang khó khăn ở thời điểm hiện tại.

Chuẩn bị ra về, cô tiễn chúng tôi bằng nụ cười thật tươi. Hình ảnh người phụ nữ tật nguyền di chuyển bằng đầu gối, chèo thuyền trên sông kiếm củi khiến chúng tôi cay khóe mắt, đầy xót xa và vô cùng khâm phục. Thầm mong sao cô sẽ vẫn luôn giữ nụ cười trên môi, có sức khỏe thật tốt để có thể tận hưởng một cuộc sống nhẹ nhàng hơn. Chúc cô sức khỏe và bình an!

Với hoàn cảnh hiện tại vô cùng khó khăn và nghị lực phi thường của cô Sen. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về tạp chí Đồng hành Việt. Mọi sự giúp đỡ sẽ được chúng tôi tiếp nhận và chuyển tận  tay đến hoàn cảnh của cô Sen bị dị tật đôi chân, sống một mình trên thuyền tại xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội.

Nhật Anh­- Phương Thảo

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang