Mẹ khuyết tật đơn thân sự trăn trở của xã hội

(ĐHVO) – Được làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và tuyệt vời nhất trong cuộc đời của những người phụ nữ. Ngay cả khi chuyện tình cảm, hôn nhân của họ không trọn vẹn, nhưng vì con họ cũng sẽ cố gắng để vượt qua nghịch cảnh.

Là người làm công tác xã hội lâu năm, không ít lần tôi được nghe những câu chuyện về chàng trai không có khuyết tật yêu một cô gái khuyết tật, sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như không ít những tiếng xì xào: “Chắc ham nhà con đấy giầu nên mới đâm đầu vào lấy đứa khuyết tật”, “Hết con gái rồi hay sao mà phải tán con khuyết tật ấy!” Định kiến dai dẳng của nếp nghĩ “Sao phải lấy, phải yêu một người phụ nữ khuyết tật?!” để rồi, thậm chí có cả những cái chẹp miệng: “Thôi, số phận nó hẩm hiu, què quặt như vậy thì “kiếm” đứa con cho nó phụng dưỡng tuổi già” và những câu chuyện về những người mẹ khiếm khuyết đơn thân nuôi con, cứ nhưng hơi thở dài đầy trăn trở.

Một xã hội hiện đại có không ít những người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang, nghề nghiệp đàng hoàng chọn lựa làm mẹ đơn thân, câu chuyện của họ là câu chuyện của bản lĩnh còn với những người phụ nữ khuyết tật, câu chuyện hoàn toàn khác… 

Khi vừa làm Mẹ vừa làm Cha

Theo dữ liệu điều tra về dân số năm 2009 tại Việt Nam có khoảng 7% dân số Việt Nam (6,2 triệu người) có khuyết tật, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, khoảng 10,1% so với 7,0% đối với nam giới và thường chịu ảnh hưởng nặng nề hơn về kinh tế xã hội , Cũng từ cuộc điều tra dân số đó số phụ nữ đơn thân (làm mẹ không có chồng) chiếm khoảng 11% trong số phụ nữ từ 15–49 tuổi có con ≤17 tuổi.
Quan niệm “Phụ nữ là phái yếu” với tất cả phụ nữ không có khiếm khuyết đã cho thấy sự “thất thế” của những người phụ nữ nói chung, nhưng nó chưa thể nói được sự thật rằng đã là phụ nữ, mà là phụ nữ khuyết tật, họ đã chịu tổn thương kép, nay người phụ nữ khuyết tật ấy lại làm mẹ đơn thân, vấn đề dễ bị tổn thương của họ tăng lên rất nhiều lần về nhiều lĩnh vực, Như “Tài chính” khi người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng vốn dĩ thể chất không được khoẻ mạnh, nhiều người phải chắt chiu để dành cho chi phí về y tế như thuốc men, thiết bị hỗ trợ (xe lăn, nạng nẹp, ốc tai ..v.v) giờ họ phải gánh thêm cả chi phí nuôi con, cộng với đó là gánh nặng của tuổi tác khiến tình trạng khuyết tật thêm sức ép.
Theo các khảo sát từ mạng lưới các tổ chức Vì người khuyết tật thì người mẹ khuyết tật đơn thân thường không có việc làm ổn định, lương thấp
Thiếu hỗ trợ xã hội và định kiến: Hiện nay tại Việt Nam chưa hề có mạng lưới “Mẹ khuyết tật đơn thân” nên phụ nữ khuyết tật đơn thân dễ bị kỳ thị, bị xem là “gánh nặng”, bị cô lập, khi chưa có được tiếng nói chung bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Sức khỏe thể chất & tinh thần: Gánh nặng kép “double burden”khi người phụ nữ khuyết tật phải tự lo toan cả việc làm cha, làm mẹ, lo con cái và việc nhà, khiến người mẹ khuyết tật dễ rơi vào trầm cảm, kiệt sức .
Khó chăm sóc bản thân, khi làm mẹ, người mẹ cần chăm sóc mỗi ngày, mỗi giờ cho con, khi bản thân họ vốn đã chịu sự hạn chế vận động hoặc các giác quan như nhìn, nghe, nói…khiến cho việc chăm sóc bản thân và con cái nếu không có người hỗ trợ thay thế vai trò của người cha, sẽ rất khó khăn.
Giáo dục & phát triển cho con: Một nghiên cứu nói rằng con của phụ huynh khuyết tật có thể gặp khó khăn trong tiếp cận giáo dục cho con mình tại các cơ sở học tập – nhưng nguyên nhân thực sự nằm ở điều kiện và môi trường của trường chưa có hoặc không có sự hỗ trợ, chứ không phải do bản thân mẹ khuyết tật.

Trẻ em như búp trên cành..

Sinh ra trong hoàn cảnh mẹ là người khuyết tật và không có cha, một đứa trẻ cũng phải chịu vô vàn sức ép:
Vấn đề tài chính: Thiếu thu nhập từ phía cha dẫn đến nguy cơ nghèo cao; trẻ dễ thiếu dinh dưỡng, không được học hành đầy đủ .
Ảnh hưởng tâm lý – xã hội: Câu chuyện về cậu bé đánh bạn đến thương tích, khi mỗi ngày đến trường bị chế nhạo là “Đồ không có bố” không phải là chuyện hiếm, Theo ông Đặng Hoa Nam (Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em- Bộ Lao động thương binh và xã hội) thì “Khi trẻ mất đi hình mẫu nam, có thể thiếu cảm giác an toàn, dễ bị stress hoặc gặp khó khăn về lòng tự tin và cả định hướng giới tính trong phát triển cá nhân. Trẻ do áp lực trêu đùa của bạn bè, sự kỳ thị của cộng đồng vì sống trong gia đình đơn thân rất dễ có những hành vi tiêu cực”.
Giáo dục & cơ hội phát triển: Trẻ trong gia đình đơn thân khó tiếp cận các chương trình phát triển toàn diện hay tham gia các lớp năng kiếu do thiếu tài chính và mạng lưới hỗ trợ từ cha, dòng họ bên người Cha và cộng đồng.
Báo chí phản ánh nhiều trường hợp trẻ phạm tội có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn hoặc mồ côi cha từ bé, thiếu sự quan tâm từ cha (Không biết cha là ai) dẫn đến thiếu định hướng và dễ bị sa ngã. Một số nghiên cứu cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm, chăm sóc đầy đủ từ gia đình.

Quyền được làm Mẹ
Quyền được làm mẹ đơn thân không chỉ là vấn đề nhân văn hay đạo lý thuộc về những người phải chịu trách nhiệm khi làm Cha mà quyền được làm mẹ đơn thân có quy định rõ rang của pháp luật, dù không kết hôn. Đó là trong “Luật Hôn nhân và Gia đình 2014” không cấm phụ nữ sinh con ngoài giá thú. Và Bộ luật Dân sự và Luật Hộ tịch cho phép người mẹ đứng tên duy nhất trên giấy khai sinh của con.
Để người mẹ đơn thân và đứa trẻ sinh ra không có Cha, giảm đi những gánh nặng như đã nói ở trên, thiết nghĩ cần có những giải pháp: Chính sách trợ cấp cho mẹ đơn thân khuyết tật cần được nâng thêm cho phù hợp với mức sống chung bình hiện tại và những trường hợp như mẹ là người khuyết tật nặng, sinh nhiều con, hoặc thuộc hộ nghèo. Xây dựng mô hình chăm sóc đa chiều: tư vấn tâm lý, mạng lưới mẹ khuyết tật nuôi con, đội ngũ tình nguyện viên hỗ trợ trong từng giai đoạn của mẹ và trẻ. Hỗ trợ học bổng, chương trình dinh dưỡng, tâm lý và hoạt động cộng đồng cho trẻ trong gia đình đơn thân.

Nhật Nam

Bài viết liên quan

6

Chăm lo người có công, gia đình liệt sĩ: Ninh Bình khẩn trương hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 24/7

901d6db4655fd3018a4e

Bữa cơm vội bên đường và những ước mong thầm lặng của cha mẹ

2

Lan tỏa yêu thương từ những chiếc xe lăn và hành trình không dừng lại

Ảnh chụp Màn hình 2025-07-15 lúc 9.33.47 CH

Tháng 7 – tháng dân tộc phát huy tinh thần “Hiếu Nghĩa Bác Ái”

602

Nhìn từ câu chuyện “Hà Nội xanh”: Đừng để người khuyết tật bị bỏ lại phía sau

8e02c685ec5a5a04034b

Hồi sinh cho những chiếc xe bị bỏ lại – không để tài sản bị lãng phí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang