Mất đi tương lai vì tai nạn giao thông

(DHVO).Vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Phú Xuyên, Hà Nội mất một khoảng thời gian dài mới được lắng xuống. Bởi vụ tai nạn mang tính chất nghiêm trọng, hậu quả của nó gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của các bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi đến trường.

Sự việc xảy ra vào đầu tháng 11 năm 2017. Vào hồi  12h30  cháu Đặng T .N. N (sinh năm 2002) đang trên đường đi học. Khi đi đến đoạn dốc thì gặp một chiếc xe ba bánh kéo theo một chiếc xe “phọoc tự chế” chở một chiếc máy múc ở trên. Do chiếc xe ba bánh và chiếc xe “phọoc”  chỉ nối với nhau bằng 1 thanh chốt và gài bằng dây thép mỏng nên khi lên dốc, chốt bung ra khiến chiếc xe “phọoc” (bên trên có chiếc máy múc) trôi tự do xuống và cháu N đã không thể tránh kịp mặc dù cháu đã đi sát vào lề đường dẫn tới bị chiếc xe “phọoc”  cán vào chân, may mắn rằng chiếc xe đã được cản bởi cột mốc bên đường nếu không hậu quả xấu nhất có khả năng xảy ra.

Sau khi gặp tai nạn, cháu N đã được gia đình và bạn bè đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. Ban đầu cháu được chẩn đoán là dập nát xương cằng chân, đứt động mạch và tĩnh mạch chân phải, khuyết da lộ xương chày, vẹo trục cổ chân, tình hình rất nghiêm trọng. Đó là một nỗi đau vượt quá sức chịu đựng của một đứa trẻ. Bác sĩ phải tiến hành nối gân; cố định ngoại vi cẳng chân…và hướng dẫn tập phục hồi chức năng. Đã tám tháng điều trị nhưng trước mắt cháu vẫn phải trải qua ít nhất ba cuộc phẫu thuật nữa và việc một chân không hoạt động được thì gia đình cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý.

Vết thương của cháu N đang trong quá trình điều trị (Ảnh do Gia đình cung cấp)

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của gia đình trong việc điều trị cho cháu là khả năng tài chính. Hàng chục cuộc phẫu thuật, nằm viện thời gian dài khiến cả gia đình điêu đứng. Và thời điểm bị tai nạn cháu N đang học lớp 10 và đành phải nghỉ học để điều trị, làm việc học dở dang, ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của cháu.

Theo quy định tại, Luật Người khuyết tật năm 2010:  “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”

Do đó, cháu N sẽ có thể được hưởng chế độ của nhà nước dành cho người khuyết tật. Theo quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010:

“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.”

Cháu N sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng nếu là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. Và việc giám định mức độ khuyết tật sẽ do Hội đồng giám định y khoa thực hiện.

Mặc dù số tiền hỗ trợ không nhiều nhưng mong rằng vẫn có thể hỗ trợ phần nào cho cháu N và gia đình, xoa dịu nỗi đau mà gia đình đã gặp phải.

Đồng hành Việt Online sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Hồng Liên

Bài viết liên quan

Mạn đàm một số nội dung về tiếp cận quyền bầu cử, ứng cử của người khuyết tật

Cần làm tốt vai trò truyền thông liên quan đến người khuyết tật

Picture1

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại tỉnh Nam Định

Picture1

Nam Định tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc (ở giữa) cùng Chủ tịch HĐND Lê Quốc Chỉnh ủng hộ tại Lễ Phát động

Nam Định: Phát động ủng hộ đồng bào vùng lũ

Picture1

Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với người khuyết tật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang