Luật sư nói gì về vụ việc cán bộ Trung tâm nhân đạo ăn chặn hàng từ thiện của người già, trẻ tàn tật

(DHVO).Vụ việc cán bộ Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ em Tàn tật Hà Nội cơ sở xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội, ăn chặn hàng từ thiện của người già, trẻ tàn tật đang khiến dư luận bức xúc những ngày qua.

Phóng viên báo Đồng hành Việt đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái về quan điểm và nhận định về vụ việc này.

Được biết thêm, trung tâm này hiện đang là mái ấm cho 175 trẻ em tật nguyền và 165 người già neo đơn, không nơi nương tựa. Mỗi dịp cuối tuần hay các dịp lễ tết, trung tâm đón tiếp nhiều cá nhân, tổ chức từ trong và ngoài nước đến làm công tác thiện nguyện, trao quà cho những mảnh đời bất hạnh.

Xử lý cán bộ Trung tâm nhân đạo ăn chặn hàng từ thiện của người già, trẻ tàn tật

Trung tâm ăn chặn hàng từ thiện

Quà tặng chủ yếu là quần áo, thực phẩm như mì tôm, bánh kẹo, đường sữa… được những tấm lòng hảo tâm gửi gắm tình cảm. Tuy nhiên, hàng từ thiện được cán bộ nhân viên trung tâm ‘ngụy trang’ trong các bao tải, túi đựng lớn nhỏ để ‘tuồn’ ra ngoài bằng cổng sau cho người thân đến lấy.

Những hình ảnh, clip “tuồn” hàng ra bên ngoài từ lối cửa phụ, hàng rào của trung tâm bất kể ngày đêm sau khi đưa truyền tải đã khiến dư luận hết sức p.hẫn nộ. Phía sau những quà tặng đầy ắp tình yêu thương cộng đồng lại là lòng tham của chính những người đang ngày ngày làm công việc chăm sóc trẻ tàn tật và người già neo đơn.

Phóng viên báo Đồng hành Việt đã có buổi phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hồng Thái – Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái về quan điểm và nhận định về vụ việc này. Luật sư Thái cho rằng:

Trung tâm Nuôi dưỡng Người già và Trẻ em Tàn tật Hà Nội cơ sở xã Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội ăn chặn hàng từ thiện

Hình ảnh cắt từ clip được đăng tải

Đối với hành vi ăn chặn quà từ thiện của các Cán bộ trung tâm tư thiện trên, cần phải có một hình thức xử lý kỉ luật thích đáng, cũng như biện pháp khắc phục hậu quả dựa trên những phần quà của các nhà thiện nguyện đã bị Cán bộ trung tâm chuyển ra bên ngoài.

Hiện nay chưa có chế tài xử phạt về việc đem hàng từ thiện tuồn ra bên ngoài, đồng thời chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ trách nhiệm, khung hình phạt cho từng đối tượng. Tuy nhiên, có thể truy tố trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đối với các cá nhân có hành vi “tuồn” hành từ thiện ra bên ngoài đối với tổng giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên.

Nhưng nếu sự việc nêu trên có sự tham gia chỉ đạo của người có trách nhiệm quản lý đối với số hàng hóa thiện nguyện được tặng bị chuyển ra ngoài với giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tham ô tài sản” theo Điều 353 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và những người thực hiện hành vi là đồng phạm.

Hiện tại, đã có 3 cán bộ đã nộp bản kiểm điểm, viết tường trình sự việc và đã tự nhận hình thức kỷ luật, Sở Lao động Thương binh & Xã hội không đồng ý với báo cáo của trung tâm và yêu cầu phải làm kiên quyết, những cá nhân, tổ chức sai phạm sẽ bị kiểm điểm thậm chí đuổi ra khỏi ngành.

Hiện vụ việc đang được điều tra và làm rõ và sẽ có hình thức xử lý thích đáng đối với những hành vi đáng lên án trên.

Thành Chung

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang