Lựa chọn cổ phiếu nào cho danh mục cuối năm?

Với những rủi ro của thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm mà các chuyên gia, công ty chứng khoán đưa ra trong suốt thời gian dài vừa qua cùng với những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ với các cổ phiếu cơ bản, lịch sử trả cổ tức đều đặn, định giá hấp dẫn có vẻ hợp lý hơn cả.

Trong suốt 2/3 quãng đường của năm 2019 mà thị trường chứng khoán (TTCK) vừa trải qua, chỉ có những phân khúc cổ phiếu như nhóm công nghệ với đại diện là FPT, CMG, nhóm Viettel, đặc biệt là nhóm bất động sản (BĐS) khu công nghiệp là níu chân được các nhà đầu tư (NĐT) bởi những câu chuyện riêng và triển vọng tương lai tươi sáng.

Tuy nhiên, những nhóm cổ phiếu này đã đạt mức tăng trưởng khá cao, thậm chí vượt kỳ vọng và đã có dấu hiệu chốt lời mạnh, chỉ còn FPT là giữ được đà tăng ổn định.

Cơ hội trong phòng thủ

Dù được khuyến nghị chiến lược phòng thủ nhưng vẫn có cơ hội để đầu tư với một số nhóm cổ phiếu. Trước đó, trong báo cáo chiến lược đầu tư của công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống là những ngành nghề có sức cầu ổn định, có sức tăng trưởng mạnh vào thời điểm cuối năm, ít nhạy cảm với chu kỳ kinh tế.

Do đó, cổ phiếu của nhóm ngành này có sức hấp dẫn NĐT khi TTCK và chu kỳ kinh tế đạt đỉnh hoặc ở đầu giai đoạn suy thoái.

Bên cạnh đó, nhóm ngành chăm sóc sức khỏe như các công ty dược phẩm, công nghệ sinh học, sản xuất thiết bị y tế cũng được coi là nhóm cổ phiếu có tính phòng vệ cao, cũng ít chịu tác động với chu kỳ kinh tế.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu năng lượng, điện nước và vật liệu cũng là một lựa chọn “sáng” cho cuối năm bởi diễn biến nhu cầu sử dụng lớn hơn nguồn cung dẫn đến thiếu hụt trong ngắn hạn khiến giá bán các loại hàng hóa, sản phẩm của nhóm doanh nghiệp (DN) niêm yết sẽ có xu hướng tăng lên, cải thiện biên lãi gộp.

Bên cạnh đó, BSC cũng khuyến nghị NĐT cần theo dõi nhóm cổ phiếu được hưởng lợi trực tiếp từ các hiệp định thương mại, sự dịch chuyển do chiến tranh thương mại đem lại do có khả năng tạo ra đột biến cao về giá trị.

Mua cổ phiếu gì cho dịp cuối năm là câu hỏi khiến các NĐT phải đau đầu

Đối với các NĐT dài hạn có thể chọn những cổ phiếu có lịch sử trả cổ tức đều đặn hàng năm và giá hiện tại đang duy trì ở mức ổn định, tỷ lệ cổ tức trên thị giá duy trì ở mức hấp dẫn, chẳng hạn QNS của CTCP _ ường Quảng Ngãi.

Chỉ trong 2 quý đầu năm, Đường Quảng Ngãi đã thực hiện được 49% kế hoạc doanh thu của cả năm đồng thời vượt xa kế hoạch lợi nhuận. Công ty còn có hơn 2.000 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối, tiền gửi ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng.

Đây là một con số đảm bảo duy trì sự an toàn tài chính cũng như việc chia cổ tức đều đặn các năm tới cho cổ đông. Với mức giá 30.500 đồng/ cổ phiếu hiện tại, hệ số P/E của QNS khoảng 8 lần, tương đối rẻ so với các công ty cùng ngành như Vinamilk (20 lần) và GTNfoods (572 lần).

Hay như cổ phiếu DQC của CTCP Bóng đèn Điện Quang, EVE của CTCP Everpia cũng đều là các đơn vị có lịch sử trả cổ tức cao bằng tiền mặt đều đặn nhiều năm qua và thị giá đang ở vùng đáy.

Đón đầu kết quả kinh doanh quý III

Sở dĩ trong giai đoạn còn lại của năm 2019, các NĐT nên thiên về chiến lược phòng thủ hơn là cố gắng chiến thắng thị trường là bởi hiện nay đang có quá nhiều yếu tố bất lợi mà thị trường phải đối mặt.

Thị trường cũng đang rơi vào vùng trũng thông tin sau khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2019 đi qua, giá cổ phiếu của các DN niêm yết cũng đã thiết lập mặt bằng giá mới dẫn đến sự lựa chọn bị thu hẹp dần.

Tuy nhiên, mùa BCTC quý III cũng đang tới gần, bên cạnh lộ trình thoái vốn của một số DN lớn trong năm 2019 tới thời hạn quyết định sẽ đem lại cơ hội cho NĐT.

Đơn cử như cổ phiếu FPT. CTCP FPT mới đây đã công bố kết quả kinh doanh trong 8 tháng đầu năm 2019 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế tang trưởng lần lượt 21,1% và 27,9% so với cùng kỳ, lần lượt đạt 17.032 tỷ đồng và 2.992 tỷ đồng, tương đương 104,2% và 110,9% kế hoạch lũy kế.

Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 2.495 tỷ đồng và 2.004 tỷ đồng, tăng 27,0% và 29,5% so cùng kỳ năm 2018. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.961 đồng, tăng 29,0%. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận tiếp tục được cải thiện, đạt 17,6% (8 tháng đầu năm 2018 đạt 16,6%).

Nhìn vào những con số này, các NĐT hoàn toàn có thể dự báo được kết quả kinh doanh tươi sáng của quý III và 9 tháng năm 2019 của FPT. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu FPT cũng thiết lập mức đỉnh mới đạt 56.800 đồng/cp, tương ứng tăng khoảng 54% so với thời điểm đầu năm.

Tương tự là Tổng CTCP _ầu tư phát triển xây dựng (mã: DIG). Tuy lợi nhuận nửa đầu năm ở mức rất thấp, nhưng theo chia sẻ từ lãnh đạo công ty, tình hình kinh doanh nửa cuối năm sẽ khả quan hơn khi lợi nhuận trước thuế ước đạt trên 400 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với giai đoạn nửa đầu năm nhờ ghi nhận lợi nhuận từ các dự án Nam Vĩnh Yên, Gateway…

Mặc dù không còn sức hấp dẫn như thời điểm cuối năm 2017 và đầu năm 2018, nhưng những DN thuộc nhóm ngành ngân hàng, BĐS vẫn luôn thuộc top tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất với mức tăng trên 15%.

Theo Linh Đan/ doanhnghiephoinhap.vn

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang