Lớp học ‘xóa mù chữ’ giữa lòng Hà Nội

25 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn miệt mài đến với lớp học đặc biệt – lớp học ‘xóa mù chữ’ miễn phí cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Từ lớp học của cô, nhiều em đã tốt nghiệp phổ thông, đi học nghề, có công việc làm ổn định.

Lớp học của tình thương người, yêu nghề

Cứ đều đặn vào lúc 7 giờ sáng từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần, tại nhà Hội họp G5 phường Thanh Xuân Nam luôn vang lên những thanh âm trong trẻo, tiếng giảng bài của cô giáo, tiếng học sinh tập đọc, tập tính. Được biết lớp học “xóa mù chữ” này được thành lập ngày 16/1/1998 và điều khiến lớp học được duy trì cho đến thời điểm hiện tại là nhờ tấm lòng yêu thương bao la đối với trẻ em và sự nhiệt huyết của cô giáo Huyền.

Suốt 25 năm qua, đều đặn từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu, cô giáo Huyền mở lớp dạy chữ cho các học trò đặc biệt.Suốt 25 năm qua, đều đặn từ sáng thứ hai đến sáng thứ sáu, cô giáo Huyền mở lớp dạy chữ cho các học trò đặc biệt.

Nghe cô kể về những ngày đầu tiên mở lớp mới thấy những khó khăn thật không dễ để vượt qua. “Ban đầu tôi cũng rất khó khăn, không có tiền, không có sẵn phòng học. Tôi nghĩ đủ mọi cách để có thể giúp đỡ học sinh nghèo, có thời điểm tôi đã phải bán cả bộ ghế sofa của gia đình được 500.000 đồng lấy tiền để mở lớp học cho các em”, cô Huyền bồi hồi nhớ lại.

Lớp học những ngày đầu tiên chỉ vỏn vẹn có 6 học sinh, sau tăng dần lên 10 đến 15 em, đủ mọi lứa tuổi, hoàn cảnh. Lớp duy trì học 13 năm tại tòa H10, do sĩ số ngày càng tăng nên may mắn nhờ sự giúp đỡ, cô mượn được phòng họp của Hội Phụ nữ Tổ dân phố số 6 (phường Thanh Xuân Nam) cho đến nay.

Học sinh của cô Huyền không chỉ được học miễn phí, mà các em còn được cô hỗ trợ giấy bút, sách vở. Các em học sinh được cô chỉ dạy về cả kiến thức lẫn cách làm người, rèn luyện tính kiên trì và nghị lực để vươn lên mọi hoàn cảnh… Những câu chuyện, những đề văn về đạo hiếu, nghĩa cử cao đẹp thường là những nội dung được cô ưu tiên trong quá trình giảng dạy.

Mỗi học sinh trong lớp học tình thương của cô Huyền là một hoàn cảnh khác nhau.

Mỗi học sinh trong lớp học tình thương của cô Huyền là một hoàn cảnh khác nhau.

Cô chia sẻ thêm, cô luôn cảm nhận bản thân là một người lái đò, mặc dù có những vất vả nhưng cô không cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần nhìn học trò tiến bộ từng ngày, biết được nét chữ, con số, có nơi để học, không phải đi lang thang là cô vui rồi.

Phụ huynh em Trương Cẩm Tú (học sinh bị thiểu năng trí tuệ) cho biết: “Con học 5 năm ở Trường Tiểu học nhưng tiếp thu rất kém, không nhớ được mặt chữ cái, từ khi chuyển sang lớp học tình thương, nhờ có cô Huyền mà con tiến bộ hơn rất nhiều. Sau 2 tháng theo học tại lớp, con đã biết đọc, biết viết”.

Tận tâm kiên trì suốt 25 năm qua

Cô Huyền tâm sự: “Có những người bảo tôi tuổi này sao không nghỉ ngơi, còn đi dạy học làm gì cho vất vả? Tôi luôn vui vẻ trả lời yêu nghề bao nhiêu, yêu người bấy nhiêu, bản thân tôi luôn hạnh phúc khi được mang kiến thức truyền lại cho học sinh.

Các em học sinh ở đây mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Có em thì bố mẹ ly hôn, em thì bố hoặc mẹ vướng vào vòng lao lý, em thì hoàn cảnh gia đình khó khăn không có tiền đi học, em thì bị bệnh tự kỷ… Nhìn những học sinh của mình có hoàn cảnh như vậy, bản thân tôi rất thương các em”.

Cô giáo Phạm Thị Huyền cùng học trò trong một chuyến trải nghiệm thực tế tại vườn thú Hà Nội

Cô giáo Phạm Thị Huyền cùng học trò trong một chuyến trải nghiệm thực tế tại vườn thú Hà Nội

Ngoài dạy văn hóa, cô giáo Huyền còn dạy các em những công việc thường ngày như nấu cơm, cắm hoa… mục đích giúp các em có thêm nhiều kĩ năng để tự chăm sóc bản thân. Vào các ngày lễ, Tết, cô lại vận động sự ủng hộ của các nhà hảo tâm nhằm đem lại những món quà hay những chuyến tham quan trải nghiệm thực tế để động viên học trò.

Trong suốt quãng thời gian 25 năm “gieo chữ”, hơn 200 học sinh đã được cô giáo Huyền dạy dỗ, nhiều em đã có đủ kiến thức để vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Nhiều em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định và có thể tự chăm lo cho cuộc sống sau này.

Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo Huyền, các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã được biết đến chữ cái, được cắp sách đi học, học sinh trong lớp của cô đều sống rất tình cảm, quý mến nhau như một gia đình. Với các học trò, cô và lớp học tình thương chính là ngọn đuốc soi sáng con đường các em bước đến tương lai. Hy vọng lớp học tình thương ấy sẽ luôn được gìn giữ, phát triển để những học sinh hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có một môi trường tốt để học tập.

Theo Nhandaoonline.vn

Bài viết liên quan

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Picture1

Trường THPT Bắc Kiến Xương lọt top những ngôi trường hàng đầu Thái Bình

5-1712332006101296289476

Đóng học phí một lần: Thực hiện sao cho đúng luật?

z5314683295603_d42ec9ed4bb4a30f54fd34b04322fdfa

Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam: Nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý vốn vay quay vòng dành cho hội viên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang