Lớp học tình thương của cô giáo về hưu

(ĐHVO). Dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Và thầy cô giáo chính là những người dành trọn công sức, cống hiến của mình để dạy bảo những mầm non nên người. Trong số những người thầy người cô đáng mến ấy là hình ảnh một cô giáo về hưu vẫn đang từng giờ lên lớp giúp đỡ những em nhỏ là người khuyết tật.

Ảnh cô Tuyến trong lớp học, nguồn báo VNexpress

Mỗi sáng đầu tuần, Trung tâm hoạt động cộng đồng xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi lại mở cửa đón các em là người khuyết tật theo học lớp học miễn phí do Hội cựu giáo chức xã Tịnh Giang tổ chức với sự lên lớp của cô giáo về hưu Phạm Thị Kim Tuyến.

Có thể nói đó là một lớp học đặc biệt bởi nơi đây là nơi học tập của các em nhỏ không may mắn bị khiếm khuyết một phần cơ thể. Có em không thể cầm bút viết với đôi tay lành lặn, có em không thể nghe rõ những lời cô giảng cũng như không thể nhìn rõ từng nét phấn trên bảng, cũng có em phải ngồi trên những chiếc xe lăn để đi đến lớp,…tất cả đều là những đứa học trò đặc biệt của cô.

Mỗi em lại gánh chịu trên mình những nỗi đau khác nhau, có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng sự nỗ lực, ham học hỏi thì em nào cũng có. Ở đó các em kiên trì học tập, thầy cô kiên trì chỉ dẫn, mong sao những đứa trẻ ấy có thể nỗ lực phấn đấu trở thành người tài giỏi, bỏ qua mặc cảm tự ti để có một cuộc sống tốt đẹp.

Là Chủ tịch Hội cựu giáo chức xã Tịnh Giang, cô Tuyến đã gặp gỡ được nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong đó cô thấy nhiều gia đình có con là người khuyết tật không được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa. Nhận thấy sự cần thiết của việc học hành đối với các em, cô Tuyến đã nuôi dưỡng ý định mở một lớp học tình thương và nhờ tới sự giúp đỡ, đồng hành của những cô giáo về hưu khác.

Tháng 9/2018, lớp học tình thương được mở ra trong sự hân hoan của các cô và cả sự háo hức của những đứa trẻ chưa một lần được đến trường…Cho đến nay, lớp học vẫn luôn nhận được sự hưởng ứng, giúp đỡ từ chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp,…và cả những người trong làng xã để duy trì hoạt động, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ cho các em.

Lớp học là kết tinh tình thương yêu, lòng trắc ẩn của những người cô giáo về hưu luôn mong các em có một môi trường học tập thật tốt để các em được phát triển như bao đứa trẻ khác, để các em không còn khác biệt đối với mọi người và để các em có một tuổi thơ trọn vẹn.

Lan Phương

Bài viết liên quan

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

hanh-trinh-vuot-kho-cua-co-rong-ti-hon-8-6221

Hành trình vượt khó của ‘cô rồng tý hon’

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang