Lợi dụng người khuyết tật để trục lợi cho bản thân

(ĐHVO). Hiện nay, hành vi sử dụng người khuyết tật để trục lợi cho bản thân ngày càng nhiều. Trên những con phố hay tuyến đường tập trung đông đức dân cư hiện tượng người khuyết tật đi ăn xin rất nhiều. Đứng sau tình trạng đó là một số cá nhân đã lợi dụng người khuyết tật để thu lợi bất hợp pháp.

Tình trạng trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi bị lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc lang thang xin ăn, bán hàng rong trên đường phố, nơi có mật độ giao thông cao, các điểm du lịch, gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng quyền trẻ em, quyền con người, gây bức xúc trong dư luận xã hội vẫn còn diễn ra tại một số địa phương.

Phía sau những người khuyết tật bán hàng rong hoặc ăn xin tại các cửa hàng ăn, chợ hay các khu vực tập trung đông người là một nhóm đối tượng thuê, ép người khuyết tật làm việc cho mình, buộc họ phải bán hàng rong, ăn xin để được hưởng những “đồng lương” ít ỏi, kèm theo đó là những trận đánh, trận đòn, bỏ đói nếu như mỗi ngày không bán được đủ lượng hàng, xin được đủ số tiền đã được ấn định trước.


( Ảnh: Nguồn Internet)

Những người lợi dụng người khuyết tật là những người không có tình người, làm những điều trái với đạo đức. Người khuyết tật họ sinh ra đã không may mắn thiếu thốn đủ thứ thiệt thòi hơn rất nhiều so với người bình thường, họ là những người cần được giúp đỡ, hỗ trợ. Nhiều người đã không giúp gì được cho họ đã vậy còn nhẫm tâm lừa họ biến họ thành công cụ kiếm tiền.

Người khuyết tật để có được miếng cơm manh áo họ cũng bất chấp, có những người biết rằng mình bị lừa nhưng vì không thể kiếm được việc làm cũng không thể tự nuôi sống bản thân nên họ chấp nhận đi tiếp tay cho những người vô lương tâm ấy.

Vậy nên, pháp luật Việt Nam quy định những hành vi trên bị phạt vi phạm hành chính, cụ thể phạt tiền từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

b) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.”

Nếu hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của người khuyết tật thì người có hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS); Tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS), Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 BLHS). Và trên thực tế, rất nhiều người buộc người khuyết tật mình đang “quản lý” phải sử dụng ma túy để lệ thuộc vào mình. Trong trường hợp này thì họ có thể bị truy tố về Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 257 BLHS.

Nhà nước đã có đầy đủ các quy định để áp dụng, xử lý về xác định các hành vi vi phạm, xác định phương thức, mức độ xử lý đối với mỗi hành vi, phân định thẩm quyền rõ ràng. Tuy nhiên thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật vẫn không cao. Một phần có lẽ do hình thức xử phạt là quá nhẹ chưa thể đủ sức răn đe những kẻ chăn dắt người khuyết tật được bởi số tiền bị phạt và lợi nhuận thu được từ hành vi này có sự chênh lệch quá lớn. Thiết nghĩ đã đến lúc đưa những kẻ chăn dắt, lợi dụng người khuyết tật vào diện phải xử lý hình sự để có thể giải quyết triệt để vấn nạn trên.

Chúng ta cần chung tay đồng lòng lên án và phê phán những hành vi vừa trái đạo đức vừa trái pháp luật ấy. Nếu như mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn thông qua những hành vi nhỏ nhưng có giá trị lớn như hỗ trợ cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm, chung tay góp sức, ủng hộ các tổ chức, các quỹ từ thiện để hỗ trợ đào tạo nghề cho người khuyết tật, xây nhà giúp họ có nơi sống, nơi ở ổn định.

Hồng Thái

Bài viết liên quan

Picture3

Cần tăng cường phổ biến kiến thức pháp luật cho người khuyết tật

Picture2

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Picture3

MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

Picture5

THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỰ KỶ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ

Picture2

HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI KHÔNG LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA CÁ NHÂN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang