Lỗ hổng pháp luật khiến xảy ra các vụ Asanzo, Khải Silk

Trả lời chất vấn của các đại biểu về quản lý xuất xứ, chứng nhận xuất xứ của Việt Nam, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hiện nay chúng ta đang thực thi hàng loạt các quy định của luật pháp rất quan trọng liên quan đến vấn đề tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như  thực thi trong hoạt động xuất, nhập khẩu.

Cụ thể là, Luật Quản lý ngoại thương, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Hải quan và các Nghị định hướng dẫn phạm vi quản lý địa bàn hải quan cũng như các hàng hoá nhập khẩu liên quan đến Luật Hải quan này, Luật Quản lý thuế, Pháp lệnh Quản lý thị trường, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và Nghị định 43 cũng trong khuôn khổ của luật này…

“Tại sao tôi nói nhiều văn bản quy phạm pháp luật này, bởi vì nó đều liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động trong thương mại trong nước cũng như liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế”, Bộ trưởng giải thích.

Trước hết, đối với Luật Quản lý ngoại thương, Luật Cạnh tranh, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Bộ Công Thương đang thực thi chức năng quản lý nhà nước; đã thực hiện việc báo cáo với Chính phủ ban hành Nghị định 71 quy định chi tiết của Luật Quản lý ngoại thương.

Theo Bộ trưởng đây là Nghị định rất quan trọng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý về thương mại quốc tế và cấp cấp giấy chứng nhận xuất xứ có cơ sở cấp xuất xứ của Việt Nam cho các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu đi các thị trường mà Việt Nam được hưởng ưu đãi thương mại về thuế quan trong Hiệp định đó. Bộ Công Thương cũng đã có những hướng dẫn và thông tư cụ thể để cụ thể hóa những việc tổ chức triển khai thực hiện cũng như tăng cường kiểm soát việc cấp CO chứng nhận xuất xứ này.

Thứ hai, Bộ Công Thương tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng doanh nghiệp để phòng tránh ngăn chặn về hành vi chuyển tải hàng hoá và gian lận thương mại. Đặc biệt để chủ động hơn nữa trong bối cảnh mới khi chúng ta đang phải đối mặt nhiều nguy cơ gian lận hàng hóa của các nước ngoài đối với xuất xứ của Việt Nam trong thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 824 ngày 4/7/2019 là Đề án để tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ.

Mục tiêu là tăng cường quản lý nhà nước đối với tất cả các khâu trong liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư của nước ngoài để ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại. Bộ Công Thương cũng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để quy định cụ thể về xuất xứ hàng hoá lưu thông trong nước.

Báo cáo rõ hơn với Quốc hội, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, ngoài các văn bản và Nghị định 31 hướng dẫn về Luật quản lý ngoại thương thì còn có Nghị định 43 để quy định những nội dung điều chỉnh trong việc chứng nhận nhãn mác, ghi nhãn mác cũng như các hàng hóa sản phẩm lưu thông trong nước.

Tuy nhiên, Nghị định 43 giao trách nhiệm cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất tự kê khai và ghi nhãn mác hàng hóa cũng như phần xuất xứ hàng hoá và để phục vụ cho lưu thông trong nước, thị trường trong nước.

Chính vì vậy, trong một thời gian dài đã diễn ra bước đầu những hành vi có dấu hiệu gian lận thương mại và gian lận xuất xứ lừa dối người tiêu dùng. Chúng ta đã từng chứng kiến vụ Khaisilk trong một thời gian trước kia cũng như sau này có những câu chuyện chưa rõ ràng trong hướng dẫn về ghi xuất xứ với hàm lượng như thế nào trong phần giá trị gia tăng của sản xuất nội địa dẫn đến có vướng mắc cho một số doanh nghiệp mà trong đó đã chứng kiến câu chuyện như của ASANZO.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội). Ảnh VGP

Để khắc phục tình trạng này, ngay từ năm 2018, Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để đề xuất việc xây dựng một văn bản pháp quy hướng dẫn cụ thể hơn nữa việc ghi chứng nhận xuất xứ cho các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và lưu thông tại thị trường trong nước.

“Đây xác định là một việc khó nên Bộ Công Thương cũng đã báo cáo và xin ý kiến các bộ, ngành để tổ chức xây dựng Thông tư dưới hình thức mở và có sự tham gia đóng góp ý kiến của các bộ, ngành, cơ sở pháp lý cũng như cả về nội dung điều chỉnh trong các chủ thể của hoạt động này”, Bộ trưởng cho biết.

Sau gần 1 năm xây dựng đã hoàn thành dự thảo Thông tư hướng dẫn chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm lưu thông tại thị trường trong nước và đang tổ chức lấy ý kiến đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông và tổ chức lấy ý kiến phản biện của xã hội, của doanh nghiệp, của người dân, của các tổ chức. Hiện nay, dự thảo này đã qua 2 vòng, có thể nói những ý kiến đóng góp đa dạng và đầy đủ.

Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng phạm vi điều chỉnh của dự thảo Thông tư phải nghiên cứu kỹ hơn nữa để tránh tình trạng nó có thể ảnh hưởng đến các lợi ích của chúng ta trong các hoạt động thương mại quốc tế. Bởi vì cả Thông tư này và các Thông tư hướng dẫn Nghị định 31 sẽ đều có chung nền tảng là dựa trên bộ quy tắc xuất xứ và của tổ chức thương mại thế giới và hải quan đã hướng dẫn. Nếu như các tổ chức nước ngoài và chúng ta có thể căn cứ vào việc này để siết chặt hoặc gây khó khăn trong việc được chứng nhận ưu đãi các sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài có xuất xứ Việt Nam thì đây là vấn đề phải nghiên cứu.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng giải trình thêm, tùy trong từng lĩnh vực trong từng ngành sản xuất các sản phẩm hàng hóa lại có những đặc thù có tính chất khác nhau. Vì vậy, cơ sở như thế nào để tạo ra giá trị gia tăng thực sự hữu ích và cần thiết để đảm bảo quá trình hội nhập và phát triển trong giai đoạn tới đây sẽ bền vững và đạt được yêu cầu vẫn còn đang được đặt ra với dự thảo Thông tư này.

“Chúng tôi đang rất cầu thị để tiếp tục cùng với phối hợp với Ban soạn thảo và các bộ, ngành, các cơ quan chức năng để tiếp thu ý kiến đóng góp sơ bộ bước đầu, để tiếp tục hoàn thiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trang Nhung (T/h)

Bài viết liên quan

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Picture2

Nam Định: Ngành công nghiệp công nghệ cao ghi nhận năng lực mớ

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang