Lao động khuyết tật trở nên đặc biệt khó khăn về kinh tế trong thời kỳ coronavirus

(ĐHVO). Danny Engel – một người khuyết tật tại Mỹ – đã mất tự do đi lại và bị giảm giờ làm sau khi đại dịch coronavirus tấn công Mỹ và các biện pháp cách ly xã hội được đưa ra.

Engel là một người mắc chứng động kinh, thường làm việc bán thời gian tại CVS – một hiệu thuốc – ở Bedford Hills, New York. Anh sống trong một căn hộ cá nhân trong một chương trình hỗ trợ cuộc sống. Hằng ngày, anh nhận được sự trợ giúp trong việc dọn dẹp căn hộ và mua sắm nhu yếu phẩm hằng ngày. Tuy nhiên, khi bắt đầu thực hiện các chính sách giãn cách xã hội, nhân viên hỗ trợ tại căn hộ của Engel cho biết họ sẽ không thể cung cấp bất kỳ trợ giúp trực tiếp nào cho anh. Chính vì vậy, Engel phải chuyển đến sống cùng bố mẹ. Bên cạnh đó, giờ làm việc của anh tại cửa hàng thuốc cũng bị giảm đi, với mục đích anh sẽ tiếp xúc với ít người hơn khi làm việc. Điều này khiến cho Engel vô cùng thất vọng vì phải làm việc ít giờ hơn bình thường và không thể tương tác với khách hàng. “Tôi muốn trở lại thói quen cũ”, Danny Engel nói. Theo ông bà Mike và Marion – cha mẹ Danny – từ góc độ dài hạn hơn, việc này không phải một điều kiện thuận lợi để Danny tiếp tục phát triển độc lập nhất có thể.”

Daniel Engel, một nhân viên khuyết tật tại hiệu thuốc CVS ở New York, đã phải giảm giờ làm việc tại cửa hàng do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 (Ảnh: CNN)


Không chỉ khiến cho Danny Engel gặp vấn đề về việc làm, đại dịch coronavirus đã khiến các nhân viên của một loạt các ngành công nghiệp phải rời bỏ công việc, chuyển đi nơi khác và cuộc sống của họ bị xáo trộn, đặc biệt là các nhân viên người khuyết tật. Nhiều người khuyết tật làm việc trong ngành bán lẻ và dịch coronavirus đã khiến họ bị thất nghiệp, đồng thời gặp nhiều khó khăn hơn khi sống độc lập. Đối với nhiều người lao động khuyết tật, đại dịch có nghĩa là họ phải sống dựa vào gia đình nhiều hơn để được hỗ trợ thêm. Theo dữ liệu mới nhất từ Cục điều tra dân số Mỹ, có khoảng 1,2 triệu công nhân khuyết tật làm việc trong ngành bán lẻ năm 2018. “Đối với nhiều người Mỹ bị thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển, làm việc trong một cửa hàng tạp hóa hoặc nhà thuốc là một “công việc lý tưởng”, Cheryl Bates-Harris, chuyên gia vận động khuyết tật cao cấp tại Mạng lưới người khuyết tật quốc gia cho biết.

Nhiều người bày tỏ lo ngại rằng cuộc khủng hoảng sẽ khiến cho những người lao động khuyết tật phải nghỉ việc tự nguyện trong đại dịch trở nên khó khăn hơn hoặc bị sa thải để tìm việc làm. Vì thế những công nhân này có thể gặp khó khăn khi tái gia nhập lực lượng lao động vì cơ cấu hỗ trợ suy yếu xung quanh họ.

Ngoài ra, với hàng triệu người Mỹ tham gia các đợt thất nghiệp trong đại dịch, người lao động khuyết tật sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng để tìm việc làm.

Nguyễn Hoa dịch (theo CNN)


 

Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang