Làng Xuân Bản quê tôi…

(ĐHVO). Làng Xuân Bản xưa còn được gọi là làng Ván, nằm trong hệ thống làng Cổ Việt. Theo các cụ lưu truyền lại từ thời khai sinh lập địa đến nay, làng Xuân Bản được hình thành trên hai nghìn năm. Ban đầu làng nằm cạnh một con sông (gọi là sông cầu Dộc). Vị trí tuy tắc địa nhưng vô cùng phức tạp giao thương, thế nên về sau dân làng chuyển về phía trong khai khẩn, xây ấp dựng lên làng Xuân Bản ngày nay.

Sở dĩ gọi là làng Ván vì nơi đây ban đầu vốn là một vùng đất hoang sơ lầy lội, lau sậy um tùm, ao chum chằng chịt. Cứ đến mùa mưa lũ tháng 7, tháng 8 là lại úng lụt khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Do vậy nhân dân trong làng bảo nhau đi chặt những cây gỗ to về xẻ thành những tấm ván bắc thành rất nhiều cây cầu đi lại, từ đó cái tên làng Ván ra đời.

Khi khai sinh làng Ván – làng Xuân Bản, giếng làng cũng được khai sinh. Đây là giếng ăn to nhất vùng. Giếng được đào ngay trước sân đình, đào đúng long mạch rồng nên giếng sôi sủi quanh năm. Đây cũng là giếng độc nhất vô nhị tại Việt Nam nên làng Xuân Bản còn có tên gọi khác là làng Giếng Sôi.

“Cây đa giếng nước mái đình

Lời thề còn đó đinh linh trong lòng”

Cây đa do cụ Xã Lanh trồng, cây có chín cành nên được gọi là “cửu phúc, cửu lộc” (ảnh sưu tầm)

Trên hai lối vào làng có hai cây đa cổ thụ trên một trăm năm tuổi. Một cây ở ao đồng Mòng do cụ Xã Lanh trồng, cây có chín cành nên được gọi là “cửu phúc, cửu lộc”. Một cây ở gò Ông Đống do cụ Cả Kính trồng hai cây đa đầu làng như hai tay võng ru làng trong giấc ngủ thanh bình.

Làng Ván – làng Xuân Bản ngày nay có ba cổng làng, cổng nằm phía Nam – Tây Nam gọi là Cổng Đằng Đồng. Ra khỏi cánh Cổng Đằng Đồng là một cánh đồng trải rộng thẳng cánh cò bay mang về cho làng Xuân Bản sự trù phú, giàu có. Cổng làng phía Đông gọi là Cổng Đằng Mả. Gọi là Cổng Đằng Mả vì qua cổng này làng Xuân Bản đã tiễn đưa biết bao người con thân thương về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Bãi Nhớn. Cổng phía Tây giáp làng Dộc nên còn gọi là Cổng Dộc, Mái giữa cổng Dộc ghi năm chữ đại tự “Làng Văn Hóa Xuân Bản” thể hiện lòng tự hào luôn nhắc nhở mọi thế hệ giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hóa của làng. Hai bên cổng làng là bộ tranh tứ quý xuân hạ thu đông (trời có bốn mùa đất có bốn phương đất trời chuyển vận bền vững vĩnh hằng). Ba cổng làng như ba cổng thành che trở sự bình yên cho làng quê Xuân Bản.

Đi khoảng 500m từ Cổng Dộc vào sẽ thấy Đình làng Xuân Bản tọa lạc trên khu đất địa linh thủy tụ. Đình làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, dành để  thờ Thành Hoàng Làng Nguyệt Thiện Công chúa. Do nổi tiếng là linh ứng nên suốt từ thời Hậu Lê tới cuối triều Nguyễn, Thành Hoàng làng được phong tặng 8 thần sắc, tức 8 sắc phong. 8 sắc phong này là một di sản tâm linh vô giá là hồn thiêng của làng Xuân Bản.

Đình thờ Thành Hoàng Làng Nguyệt Thiện Công chúa (ảnh sưu tầm)

Đình làng Xuân Bản hướng đầu trông cung (cung ở đây là cung nỏ ví như chiếc nỏ thần). Không hiểu có sự ngẫu nhiên hay linh ứng mà dân làng thời ấy rất phát về võ, nhiều lò võ nổi lên. Nhiều người trở thành kỳ phùng địch thủ, thập bát ban võ nghệ, tinh thông trở thành thầy dạy võ khắp thiên hạ, nổi tiếng đánh cướp giữ làng. Thấy hướng đình phát võ hơn phát văn không tốt, nên các già làng cùng nhân dân chuyển hướng Đình từ “cưỡi rồng trông cung sang cưỡi rồng trông bảng” (bảng ở đây là khoa bảng, bảng vàng, bảng đỗ đạt tài cao học rộng). Qủa diệu kỳ, sau khi chuyển hướng đình, số người thi đỗ quan Văn trong làng bỗng nhiều hẳn lên. Có cụ đã vinh hạnh được Nam Phương Hoàng Hậu phong tước “Hàn Lâm Đã Chiếu”, có ghi ấn biểu Hàn Tịnh. Hàng chục cụ Thông, cụ Phán, cụ Ký đỗ đạt như: Cụ Phán Tâm, Phán Tính, Phán Cứu, Phán Tước, Phán Giải. Các cụ Thông ngang hàng với cụ Phán như: Thông Bích, Thông Chu, Thông Ba, Thông Sáu, Thông Tạo, Thông Thận. Các cụ Ký như: Ký Nhân, Ký Giống, Ký Giả.

Đình làng Xuân Bản (ảnh sưu tầm)

Đình làng Xuân Bản đó là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, là nơi tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà Nước, nội quy, quy định của địa phương. Đồng thời, đây cũng là nơi cội nguồn của những người con xa quê, là điểm đến tâm linh, thắp nến tâm nhang tri ân bậc tiền nhân có công xây dựng làng, chân linh anh hùng liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thực hiện quy ước của làng, cứ vào độ ngày 12 tháng Giêng hằng năm, cán bộ và nhân dân trong làng lại vui mừng tổ chức lễ hội làng Xuân Bản. Dân làng tổ chức rước Thánh từ nơi ngự Đình về Lăng Miễu Thánh Hoá và kéo nhau đi du xuân quanh làng.

Là một người con quê hương muốn được đóng góp phần vào việc giữ gìn, phát triển giá trị lịch sử, nối dài thêm giá trị truyền thống của cha ông, xây dựng nét đẹp quê hương Xuân Bản thanh bình không ngừng phát triển.

Ngọc Châm

Bài viết liên quan

43

Chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng thành phố Nam Định

“Tháng 3 giỗ mẹ” – tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

1

Bầu chọn danh hiệu “Vận động viên (VĐV) tiêu biểu và đề cử vận động Thể thao người khuyết tật xuất sắc thành phố Hải Phòng lần thứ 30 năm 2023”

tl-1-5308.jpg

Quảng Bình: Triển lãm về văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

thoi-3-2228

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy xoá mù chữ ở Lạng Sơn

D29031

Giải marathon Quốc gia 2023 xác lập kỷ lục Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang