Làm gì để năm 2030 nước ta hoàn thành công nghiệp hóa

(ĐHVO). Đại hội XIII của Đảng cộng sản toàn quốc sắp diễn ra việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030 rất cấp bách. Sau thực tiễn 30 năm đổi mới, Đảng ta kiên định đưa đất nước theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó chính là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mang lại thành quả đã khai thác được sức mạnh các nguồn lực tạo sự phát triển ấn tượng đưa Việt Nam từ quốc gia thiếu đói trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nhiều mặt hàng quan trọng và có thu nhập đạt mức trên 2.500 USD/người (năm 2018).

Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một dạng mô thức kinh tế mới, chưa từng có trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường. Cũng có thể nói, kinh tế thị trường là “cái phổ biến”, còn kinh tế thị trường định hướng XHCN là “cái đặc thù” của Việt Nam, tương thích với điều kiện, đặc điểm cụ thể của Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Khi đã thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“. Điều trước tiên cần giải quyết là những vụ việc dang dở từ quá khứ trước đây: những dự án không hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước thua lỗ vài chục ngàn tỷ, những DN cổ phần hóa nửa vời vẫn còn đang giải quyết hậu quả thì làm quyết liệt để doanh nghiệp phải theo quy luật kinh tế thị trường chứ không bơm vốn, giải cứu nữa, nếu vẫn làm như vậy sẽ kiệt quệ đất nước, chính sự nhùng nhằng không giải quyết dứt điểm hoặc cổ phần hóa nửa vời những dự án và doanh nghiệp này có nguy cơ kéo chậm tiến trình công nghiệp hóa của đất nước hàng chục năm. Mặt khác, xây dựng nền kinh tế trí thức – công nghệ cao bằng cách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chuyển giao công nghệ vào sản xuất kinh doanh (không mất thời gian nghiên cứu nữa, nếu tiếp tục nghiên cứu thì 10 năm cũng chưa chắc có gì) bằng cách giúp doanh nghiệp tư nhân được thuê đất, mặt bằng, miễn thuế và tiền thuê đất 5-10 năm đầu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao hoặc nông nghiệp Organic.

 

cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa

Ảnh nguồn Internet

Một cán bộ từng công tác tại Bộ Khoa học Công nghệ cho hay, nước ta cần bỏ ra vài triệu cho tới cả tỷ đô la để mua công nghệ tiên tiến nhất về sử dụng thì mới sản xuất được những sản phẩm đủ hiện đại và có thể bắt kịp thế giới, ví dụ như: Tập đoàn VinGroup bỏ hàng tỷ đô ra xây dựng nhà máy và mua công nghệ sản xuất chiếc ô tô Vinfast, như vậy mới đúng là công nghiệp hóa hoặc Trường Hải đầu tư liên doanh SX ô tô, Massan chăn nuôi và cung cấp thịt công nghệ Oxy Fresh châu Âu … chứ không nên chọn sẵn 19 mũi nhọn nhưng chi phí cho mỗi mũi nhọn không nhiều ( chỉ vỏn vẹn ngân sách vài trăm triệu và lương chuyên viên 6 triệu / 1 tháng ) thì không thể làm được gì, chỉ cần chọn lấy 4 mũi nhọn chúng ta đã có thế mạnh để khuyến khích DN tự làm, ví dụ: công nghiệp hóa ngành du lịch, Hiện đại hóa y tế để xuất khẩu tại chỗ, hiện đại hóa nông nghiệp, dịch vụ cho thuê cảng. Trong khi nhiều DN nước ngoài thuê đất tại Đà Lạt đầu tư vài triệu đô trồng tía tô xuất khẩu về Nhật Bản giá trị rất lớn, doanh nghiệp Thái Lan chiếm lĩnh ngành chăn nuôi, thực phẩm nước ta nhiều năm nay. Tuy nhiên cơ chế hỗ trợ DN nước ngoài còn tốt hơn với DN trong nước, tại sao vậy??? DN trong nước muốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao vẫn gặp khó khăn về mặt bằng, DN trong nước không được ưu đãi họ sẽ chọn những hướng đi tắt mang lợi nhuận cao nhất chứ không muốn làm lâu dài, mà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp không thể “đi tắt”. Hiện nay nước ta có đội ngũ doanh nghiệp khá đông đảo lớn mạnh: 150 người có tài sản từ 1 ngàn tỷ đến 182 ngàn tỷ đồng nhưng dường như chính sách chưa đủ hấp dẫn để họ bỏ vốn đầu tư theo định hướng công nghệ cao nên số DN làm nông nghiệp CNC vẫn rất ít.

Rà soát, cơ cấu lại bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong DN tư nhân, tập đoàn: chủ tịch công ty, tập đoàn cũng có thể là Đảng viên và nếu họ có năng lực cũng có thể được bầu vào Quốc hội hoặc Đảng bộ các cấp để trí tuệ của họ được cống hiến cho Đảng, nhân dân, mở đường cho những chủ tịch tập đoàn, DN lớn tham gia vào chính trường. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế cần có hệ thống Pháp luật phù hơp: Chúng ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định tránh chồng chéo, cụ thể dễ áp dụng toàn quốc, hiện nay còn nhiều vấn đề cản trở sự phát triển nhưng chưa được xử lý, ví dụ:

+ Nhiều DN sản xuất điện sạch ( điện gió, điện mặt trời) không thể bán cho EVN vì giá quá rẻ mà không tự bán được do độc quyền;

+ Nhiều DN vẫn sử dụng hóa chất độc hại như diệt cỏ dioxin, chất kích thích SX nông nghiệp nhưng chỉ bị xử lý dân sự vì chưa gây chết người ngay lúc đó, do vậy giá thành rẻ sẽ bức tử DN làm ăn đàng hoàng,

+ Nhiều DN không tuân thủ quy trình xử lý chất thải rắn có hại mà đổ trộm ra môi trường như vụ làm ô nhiễm nguồn nước của Hà Nội nhưng không được xử nghiêm làm tiền lệ DN khác vi phạm.

+ Những vi phạm nghiêm trọng trong những DN nhà nước tuy được phát hiện nhưng không được ngăn chặn ngay dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn cho đất nước, khi xử lý thì bị cáo đã chết hoặc không thể khắc phục hậu quả, cần có cơ chế giám sát hiệu quả chứ không thể như trước năm 2020.

+ Nhiều DN nước ngoài dùng công cụ truyền thông tấn công DN trong nước để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, nhưng chưa được Nhà nước quan tâm bảo hộ hiệu quả.

+ Các tỉnh chạy đua nhau phát triển xây khu công nghiệp, đô thị hóa thu hồi đất nông nghiệp của dân, do thừa cung nên lại để hoang hóa nhiều năm khiến dân bức xúc.

Và điều quan trọng không thể bỏ qua là chúng ta phải học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển KTXH 2021- 2030: ví dụ như học Đài Loan, Hà Lan, Nhật trong công nghệ trồng trọt, du lịch, dịch vụ y tế của Singapore, Thái Lan, … Nếu giải quyết được toàn bộ những vấn đề trên chắc chắn nước ta sẽ trở thành Rồng châu Á vào năm 2030.

Huy Hà

Bài viết liên quan

20

Nam Định: Nhân lên các lợi thế và chiến lược thu hút đầu tư FDI

123

Phê duyệt chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng định hướng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

pct

Nam Định: Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh đạt 100% phiếu tín nhiệm cao

av1

Thanh Hoá: Hà Trung tăng tốc về đích huyện nông thôn mới năm 2023

D30094

Nam Định: Khởi công dự án Xây dựng cầu vượt sông Đáy nối tỉnh Ninh Bình và Nam Định

D18091

Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò các chủ thể trong mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang