Làm gì để bảo vệ trẻ em khuyết tật khỏi bị bạo lực, xâm hại?

(ĐHVO). Người khuyết tật là đối tượng có nguy cơ cao bị bạo lực dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng lại khó được phát hiện và xử lý. Bậc làm cha làm mẹ cần làm những gì để bảo vệ con em mình thuộc nhóm đối tượng người khuyết tật khỏi bạo lực hay xâm hại.

Những câu chuyện về bạo lực hay bị xâm hại của nhóm đối tượng là người khuyết tật đã không còn xa lạ. Không hiếm gặp cảnh người phụ nữ mắc hội chứng tâm thần vẫn mang thai, sinh con hay những đứa trẻ khuyết tật bị xâm hại. Những người khuyết tật là người yếu thế, khi bị tấn công họ thường không có khả năng phòng vệ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng công bố kết quả một nghiên cứu về tình trạng trẻ em khuyết tật bị bạo hành trên thế giới (bao gồm trẻ bị dị tật bẩm sinh, tự kỷ, bị dị tật do tai nạn, xung đột, chiến tranh, do hành vi bạo hành của người lớn…). Trẻ em khuyết tật có nguy cơ bị tấn công bạo lực cao gấp gần 4 lần so với trẻ em bình thường, người khuyết tật dễ thành nạn nhân của bạo hành hoặc xâm hại hơn cả.

Ảnh minh họa, nguồn internet

Người khuyết tật có nguy cơ cao bị xâm hại, nhất là ở trẻ em gái và phụ nữ khuyết tật là do không biết cách nói ra. Như câm điếc bẩm sinh không biết cách diễn tả lại sự việc. Rào cản ngôn ngữ khiến họ nếu có trình bày sự việc thì cũng ít ai hiểu. Hay bị khuyết tật về tâm thần, trí tuệ, thậm chí nói ra người nhà cũng không tin, không chia sẻ được.

Nạn nhân bị xâm hại tình dục thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả tinh thần và thể chất. Với người khuyết tật, sang chấn nặng nề về tâm lý khiến tình trạng trầm trọng, khó hồi phục hơn. Điều đáng buồn là hiện không ít vụ việc xâm hại tình dục với người khuyết tật chìm vào quên lãng. Một phần do chính nạn nhân không dám chia sẻ với ai, số rất ít dám đến trình báo chính quyền địa phương vì sợ bị đánh giá hoặc cho rằng chuyện đó là bình thường. Bên cạnh đó, người khuyết tật chưa chủ động trang bị kỹ năng phòng chống bạo lực tình dục nên khi bị tấn công hầu như không thể làm gì được.

Các chuyên gia khuyến cáo, với những người khuyết tật, để bảo vệ khỏi bị xâm hại, trách nhiệm trước tiên thuộc về gia đình. Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con khuyết tật thì nghĩ con mình không còn hy vọng gì cả, hoặc chỉ chăm sóc chú ý đến vấn đề dinh dưỡng mà ít chú trọng đến giúp con có kỹ năng để tự lập, càng không để ý đến vấn đề về giới tính bảo vệ bản thân. Điều này là rất sai lầm.

Người khuyết tật, nhất là thiểu năng trí tuệ nhận thức kém hơn những trẻ bình thường khi bị xâm hại tình dục ngay cả bản thân họ cũng không nhận biết được đấy là hành vi xâm hại. Bởi vậy, họ rất cần sự quan tâm sát sao của người thân.

Việc trang bị kiến thức phòng chống xâm hại với những đối tượng này càng khó khăn hơn. Nhưng không phải vì vậy mà các gia đình bỏ quên. Chẳng hạn, trẻ khiếm thính chúng ta trang bị cho trẻ kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục thông qua ngôn ngữ ký hiệu còn có thể học bằng tranh, ảnh, video hay qua chính hành động của cha mẹ hàng ngày như không đụng chạm vào chỗ kín của trẻ để tự vệ sinh bộ phận sinh dục khi đã đủ lớn…

Đặc biệt trẻ thường bị lợi dụng bởi những người quen do đó phải luôn cảnh giác, luôn chú ý và để ý thái độ của trẻ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường cần quan tâm xem trẻ có gặp vấn đề gì không để kịp thời giải quyết. Hơn hết là khi phát hiện con mình có những dấu hiệu, biểu hiện bị xâm hại tình dục thì cần lên tiếng, báo cáo với các cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết. Đừng vì “danh dự” của mình mà làm ngơ đi vụ việc.

Công Năng

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang