Lai Châu: Nỗ lực giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Với đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, những năm qua tỉnh Lai Châu đã và đang triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, hỗ trợ việc làm, thay đổi cách làm kinh tế để giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.

Lai Châu là tỉnh biên giới với 20 dân tộc; trong đó có hơn 85% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương, tỉnh Lai Châu đã lồng ghép các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, thủy lợi; hỗ trợ cây, con giống, máy móc, mô hình sản xuất…

Bà Ly Mỳ Hừ, ở bản Seo Thèn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè phấn khởi được mùa thóc.

Bà Ly Mỳ Hừ, ở bản Seo Thèn, xã Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè phấn khởi được mùa thóc.

Trong đó, tỉnh tập trung ưu tiên đầu tư cho những vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới. Lãnh đạo tỉnh Lai Châu khẳng định quyết tâm nâng cao mức sống cho người dân, giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều chương trình, hành động có ý nghĩa thiết thực đem lại hiệu quả cao, góp phần chung tay vào sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Gia đình bà Ly Mỳ Hừ, dân tộc La Hủ ở bản Seo Thèn, xã Pa Vệ Sủ trước đây thuộc diện hộ nghèo. Khi được Nhà nước hỗ trợ về giống cây trồng, vật nuôi, bà Hừ đã trồng 2 sào ruộng lúa và chăn nuôi lợn, chăm sóc bảo vệ rừng. Đến nay, kinh tế gia đình khá hơn mỗi năm thu nhập khoảng 30 – 40 triệu đồng và thoát nghèo. Tương tự, gia đình ông Ly Hà Xá, dân tộc La Hủ ở bản Seo Thèn, xã Pa Vệ Sủ hiện nuôi 15 con lợn, gần 100 con ngan, gà và kết hợp thêm buôn bán hàng tạp hóa. Đến nay gia đình ông có thu nhập khoảng 40 triệu đồng. Ông Xá chia sẻ, gia đình ông trước đây thuộc diện hộ nghèo, đời sống rất khó khăn, thiếu thốn. Được sự hướng dẫn của cán bộ xã, ông đã mạnh dạn chuyển đổi các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả. Năm 2020, gia đình ông đã thoát nghèo, nhưng nay do tiêu chí mới nên gia đình ông vẫn nằm trong diện hộ nghèo. Ông sẽ phấn đấu phát triển kinh tế để sớm thoát nghèo.

Hiện nay, tổng số hộ nghèo trên toàn tỉnh là 20.174 hộ, chiếm 20,12%, trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 19.956 hộ, chiếm 19,9%, số hộ tái nghèo 14.208 hộ, chiếm 28,77%. Công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền Lai Châu đặc biệt coi trọng và xác định là một trong những chương trình trọng điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Lan tỏa mô hình phát triển kinh tế. Hy động các hội như: Hội Nông dân xã, Hội phụ nữ  hợp với các tổ chức chính trị trong huyện, xã tuyên truyền bà con phát triển kinh tế hộ gia đình, chú trọng phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; vận dụng một số nguồn tín dụng từ quỹ hỗ trợ nhân dân của tỉnh, của huyện để hỗ trợ vốn cho bà con. Từ đó, nhiều hộ dân được vay vốn phát triển các mô hình chăn nuôi đem lại thu nhập cao.

Giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ hộ nghèo ở Lai Châu giảm mạnh, xuống còn 16,7% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn 8,6%. Kết quả năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo ở Lai Châu tiếp tục giảm xuống còn 16,2% và tỷ lệ hộ cận nghèo giảm xuống còn 8,1%. Thu nhập của người dân tộc thiểu số hằng năm cũng có những cải thiện đáng kể. Số hộ dân tộc thiểu số thu nhập bình quân tăng từ 600.000 năm 2017 lên 635.000 năm 2019, trong khi đó tại các huyện nghèo hộ dân tộc thiểu số cũng có thu nhập bình quân đầu người tăng lên từ 600.000 đồng/tháng và đến nay là 635.000 đồng/tháng.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo tỉnh Lai Châu thì đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Lai Châu còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu kéo dài và tốn kém, trở thành gánh nặng đối với người dân, ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội như: tục lệ ma chay, một đám ma còn rườm rà, tốn kém, gây ra gánh nặng cho các gia đình nghèo. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế. Trước những vấn đề này, tỉnh đề ra một số giải pháp như: Phát huy xu thế cạnh tranh lành mạnh trong các vùng và các làng dân tộc thiểu số. Khi thực hiện các chính sách, nhất là việc xây dựng nông thôn mới, nên ưu tiên làm trước và hỗ trợ thêm cho những làng, xã, thôn, bản… mà người dân tích cực hưởng ứng tham gia đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đường…

Giai đoạn 2021-2025 Lai Châu phấn đấu giảm bình quân hộ nghèo 3%/năm, huyện nghèo giảm 4%/năm. Theo đó, Lai Châu tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; cụ thể hóa hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về giảm nghèo. Mặt khác, tỉnh tập trung hỗ trợ cho những huyện nghèo, xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, thu hẹp khoảng cách về kinh tế – xã hội giữa các vùng, các dân tộc trong tỉnh; tăng cường hỗ trợ sinh kế theo hướng giảm chính sách hỗ trợ cho không, tăng cường hỗ trợ có điều kiện cho người dân, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Báo điện tử Dân sinh


Bài viết liên quan

Picture9

Lễ ra mắt Công ty Cổ phần Phát triển Hướng Dương Việt: Hiện thực hoá ước mơ cho những vầng trăng khuyết

Picture1

Cần tăng cường tính đại diện và tiếng nói của người khuyết tật trong các cơ quan dân cử

Picture2

Chương trình “Hành trình cuộc sống” trao tặng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn của thành phố 140 xe đạp và nhiều phần quà tặng

Picture1

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Picture1

Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình: 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu thi đua “Hai tốt”

Picture1

Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Tưng bừng Đêm đại nhạc hội chào đón tân sinh viên “FPS 2024 – Time Capsule”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang