Ký ức không thể nào quên

(ĐHVO). Con có duyên được gặp ông vào đúng ngày 7/5/2019, nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh đầu tiên khắc sâu trong tâm trí con về ông đó là việc ông lấy chiếc khăn sạch sẽ, gấp gọn gàng trong túi áo sơ mi trước ngực để lau từng ngôi mộ của đồng đội. Ông cứ chăm chú, lau từng chút một, cẩn thận thắp từng nén nhang trên mỗi ngôi mộ, thuần thục giống như một việc làm thường ngày của ông vậy.

Nhìn dáng người gầy gò nhưng chắc chắn, vững vàng của ông, con tưởng như con đang được nhìn thấy một người lính cụ Hồ hành quân chiến đấu, khó khăn, gian khổ nhưng không bao giờ quỳ gối.

Qua lời kể của ông, con mới biết được rằng ông đã sinh sống và làm việc tại nơi này hơn 60 năm rồi. Hồi đó, sau khi là người may mắn sống sót trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông quyết định không trở về quê hương mà ở lại đây luôn. Ông nói với con, ông quyết định ở lại, phần lớn là vì các đồng đội của ông. Ở đây có nhiều đồng chí vô danh đã từng kề vai chiến đấu cùng ông, từng không tiếc thân mình để bảo vệ nhau, chính vì lẽ đó mà khi mang trong mình tâm thế của một người lính, ông không thế quay lưng bỏ các đồng chí ấy lại đây được.


Ảnh minh họa ( Nguồn Internet)

Quê gốc của ông vốn ở Phú Thọ, ông hành quân theo đoàn lên Điện Biên từ những ngày đầu chiến dịch đánh đồn C1, C2, D1, D2, D3 và cuối cùng là đồi A1. Những ngày ấy, đồng đội của ông gần như phải làm việc 24h, bộ đội công binh thay nhau triển khai không lúc nào ngơi tay, hết đào hào rồi lại đến đào hầm. Những người bên trong thì cực lực đào rồi chuyền nhau từng túi đất ra cửa hầm, bên ngoài thì mỗi người cầm 1 cái quạt nan ra sức quạt để các đồng chí bên trong không bị thiếu oxy. Ròng rã cứ như vậy đến ngày 5/5 thì đào xong hầm, nối từ trận địa của mình đến trận địa của quân Pháp. Cả quá trình đào hầm hết 20 ngày đêm, có chiều cao 80cm, chiều rộng 80cm, kích thước chỉ vừa đủ cho đúng một  người chui.

Sau khi đào xong, ông cùng các đồng đội của mình gấp rút vận chuyển 1 tấn bộc phá đến hầm ngầm bên dưới trận địa của Pháp tại đồi A1. Chỉ tính riêng đồi A1, quân Pháp có tới hơn 700 quân, cùng vô số các vũ khí đạn dược, máy móc hiện đại. Quân ta tổng cộng tấn công 5 đợt, với quân số gần 2000 người, hầu hết đều đã hy sinh trong quá trình chiến đấu tại đồi A1. Cứ điểm A1 là vị trí trọng yếu của quân đội Pháp, là nơi có căn cứ của tướng Đờ Cát, chính vì vậy mà khi bị quân ta tấn công bất ngờ từ dưới đất lên , lính Pháp ban đầu rất hoảng loạn, hô hoán gọi quân viện trợ rất nhiều. Tuy nhiên sau khi ổn định lại tâm lý và đội hình, chúng đã chống trả quân ta rất quyết liệt. Chúng đốt pháo sáng rực trời với mục đích là để nhìn rõ quân ta, bắn trả, không cho bộ đội ta tiến xa hơn nữa. Quân đội ta khi đó hy sinh nhiều không kể xiết, nhìn thấy đồng đội ngã xuống, từng lớp, từng lớp một mà xót xa, ý chí sục sôi quyết đánh bại lũ thực dân lại càng dâng cao, không hề sợ hãi, không hề chùn bước.

Kể đến đây, tôi thấy ông thở dài một lượt, lưng vẫn thẳng, mắt vẫn sáng ngời, nhưng không hiểu sao, tôi nhìn như ông đã già đi thêm cả chục tuổi. Vẫn biết rằng không có gì quý hơn độc lập tự do, cũng biết rằng khi chiến tranh xảy ra, sự hy sinh là điều không thể tránh khỏi vậy nhưng khi nhắc lại, nỗi đau ấy vẫn là một điều xót xa khó có thể chấp nhận. Thế nên chẳng phải tự nhiên mà các ông, các bác cựu chiến binh,một đời dũng cảm chiến đấu, không bao giờ gục ngã trước kẻ địch, khi được nhắc về sự hy sinh của đồng đội, những con người đó lại chỉ biết nghẹn ngào, rơi những giọt nước mắt đắng chát.

Chiến dịch kết thúc, quân đội ta toàn thắng, nhưng sự hy sinh cũng nhiều không kể xiết, quân Pháp thiệt hại tổng cộng 1 vạn 6 nghìn 200 người tại 49 cứ điểm trên toàn bộ địa bàn tỉnh Điện Biên, bao gồm cả những người tử trận và bị thương.

Câu chuyện giữa con và ông kết thúc khi chiều đã ngả hoàng hôn, bầu trời hôm đó không hiểu sao cứ đỏ rực mãi không tắt, đánh thẳng vào thị giác người nhìn.

Trước khi ra về, con xin phép ông được thắp nén hương cho các liệt sỹ tại nơi đây. Cảm ơn ông đã cho chúng con biết về một thời giữ nước máu lửa, sục sôi, hào hùng và không bao giờ quên, để cho chúng con có được hòa bình như ngày hôm nay. Chúc ông sẽ luôn có sức khỏe tốt để kể tiếp những câu chuyện lịch sử cho thế hệ sau, chúng con cảm ơn ông rất nhiều.

Khánh Linh

Bài viết liên quan

Picture1

HỘI NGHỊ TẬP HUẤN VÀ TRAO ĐỔI, CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT

vn lsu 1

40 năm rực rỡ – Liên hoan văn nghệ Luật sư Hà Nội

clip_image001

NHẬN THƯƠNG YÊU ĐỂ SẺ CHIA THƯƠNG YÊU

Thạc sĩ Phạm Văn Hưng, hiệu trưởng Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng đọc diễn văn khai giảng năm học mới.

Lễ khai giảng tại Trường Nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng

Hình ảnh tại chương trình

Nam Định: Trao học bổng cho học sinh vượt khó

bí thư tỉnh ủy

Nam Định: Công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố và Đảng bộ các phường sau sáp nhập

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang