Kinh tế

Giá gà công nghiệp giảm sâu sau nhiều năm: Giải “bài toán” chăn nuôi tự phát

Những ngày này, các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục như “ngồi trên đống lửa”. Cả chục năm qua, chưa bao giờ giá gà (chủ yếu là gà công nghiệp) lại giảm sâu đến thế. Một trong những căn nguyên dẫn đến tình trạng này là các hộ dân chăn nuôi tự phát, khiến cung vượt cầu. Vậy, giải pháp nào để không còn nỗi lo mất giá, người chăn nuôi thua lỗ…?

Giá gà công nghiệp giảm sâu sau nhiều năm: Giải “bài toán” chăn nuôi tự phát Xem thêm »

Ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập: Tái cơ cấu để phát triển bền vững

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam nhưng cũng đem đến không ít thách thức. Từ doanh nghiệp đến các hộ chăn nuôi đang phải đối mặt với những “cuộc chiến” khốc liệt của thị trường, mà để trụ vững trên “sân nhà” đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính bước ngoặt, tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại.

Ngành chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập: Tái cơ cấu để phát triển bền vững Xem thêm »

Tưng bừng khai trương Hải Mã Quán

(DHVO). Bạn muốn thưởng thức không gian thoáng đãng, mang hương vị quê hương yên bình, mộc mạc nhưng vẫn có âm hưởng hiện đại, tiện nghi hay bạn muốn có một không gian làm việc thoải mái, gần gũi nhưng vẫn mới mẻ, lịch sự với mục đích gây ấn tượng với khách hàng? Hãy đến với Hải Mã Quán, tất cả nhu cầu của bạn đều được đáp ứng.

Tưng bừng khai trương Hải Mã Quán Xem thêm »

Bức xúc trước mắt và tầm nhìn dài hạn

Thế và lực của nền kinh tế đã khác trước nhưng “thuyền to sóng lớn”, tình hình kinh tế – xã hội cũng xuất hiện thêm nhiều vấn đề nóng bỏng, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là “việc hôm nay chớ để ngày mai”, xử lý ngay từng vụ việc bức xúc đồng thời phải quan tâm tháo gỡ các điểm nghẽn trong trung và dài hạn.

Bức xúc trước mắt và tầm nhìn dài hạn Xem thêm »

Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam gắn với giảm nghèo bền vững

Đến nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế đã giải quyết chế độ cho gần 4.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ nhiễm chất độc hóa học (trong đó có 2.380 người còn sống đang hưởng trợ cấp hàng tháng)…

Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam gắn với giảm nghèo bền vững Xem thêm »

Cái hóa đơn

(DHVO). Chú em tôi phụ trách mảng bảo hành sản phẩm ở một doanh nghiêp Nhà nước có cái tên dài dòng lắm – Công ty TNHH TMV sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng…. Mảng do chú em tôi phụ trách thì thường xuyên phải đi công tác xa nhà, có khi dằng dặc cả tháng trời. Năm nay cả hai anh em đều đi công tác nhiều nên ít gặp nhau. Tuần vừa rồi chú ấy về, sang tôi chơi. Vừa pha ấm trà, vừa tỏ ra đồng cảm với cái nghiệp xa nhà, tôi nói với chú “Chú đi công tác liên miên thế, tôi hỏi thật: Cái gì làm chú thấy phiền nhất?”. Chờ đợi một câu trả lời kiểu như …”Đi nhiều, sinh hoạt thất thường nên người mệt lắm…” hay “Chẳng mấy khi được vợ con chăm sóc…” thì tôi nhận được câu trả lời thật bất ngờ – “ Phiền toái và mệt nhất là lấy mấy cái hóa đơn anh ạ.”.- Sao chú lại bảo lấy mấy cái hóa đơn là mệt nhất?- Thì anh xem, cái hóa đơn nào em cũng phải lấy đi, lấy lại vài lần thì kế toán họ mới cho thanh toán. Riêng chuyện lấy hóa đơn phòng nghỉ thôi em mà kể chắc anh thấy khiếp luôn. Lần đầu em mang hóa đơn về, Kế toán họ trả lại vì viết tên Công ty bị thiếu, lần công tác sau đó em nói với họ viết lại, họ bảo là “Tên Công ty anh dài thế này thì viết vào đâu?”. Tuy vậy họ cũng cố viết dòng chữ lí nhí cho bằng đủ vào tờ hóa đơn mới. Tưởng xong, ai dè mang về kế toán họ lại bảo địa chỉ thiếu chữ Việt Nam…Nghe đến đây tôi cắt ngang.- Chú cứ bịa, tên như công ty của chú thì chỉ có ở Việt Nam chứ đâu mà phải viết thêm chữ Việt Nam phía cuối dòng ghi địa chỉ nữa.- Ơ hay! anh không biết thì thôi, thiếu chữ đó không được đâu vì theo quy định thì hóa đơn phải ghi rõ địa chỉ, thiếu chữ đó là chưa rõ địa chỉ anh ạ.Kể cũng có lý, biết đâu Trung Quốc hay Lào cũng có tên công ty giống thế thì sao, tôi nghĩ vậy, nhưng mà cũng lạ vì đi kèm theo tên Công ty, địa chỉ còn có mã số thuế, mã số doanh nghiệp và hàng loạt thông tin nữa kia mà, lẫn sao được?Cậu em tôi kể tiếp: Lần đó em chỉ phải thay hóa đơn có 1 lần thôi, rồi kế toán họ cũng thông cảm cho qua một số lỗi nữa như phần ghi rõ họ tên thì tên đệm viết tắt, dòng dưới viết chếch lên dòng trên v.v… Nhưng lần sau thì không đơn giản thế anh ạ. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này em bảo cô lễ tân nhà nghỉ ghi cẩn thận lắm, tên phải viết đủ này, địa chỉ có chữ Việt Nam đoàng hoàng, dưới chữ ký em cũng ghi đầy đủ họ tên, chẳng dám ghi tắt chữ nào. Lần này đoàn đi đông người nên em chu đáo lắm! Cầm tờ hóa đơn, đưa vào cái bì thư cất cẩn thận và vô cùng tự tin. Cả đoàn lên xe để ra sân bay, đi một lát em lấy cái hóa đơn ra ngắm lại và nảy ra ý định chụp ảnh, gửi qua anh facebook cho cô kế toán, coi như là khoe chiến tích. Chỉ một lát sau cô ấy gọi điện có vẻ khẩn cấp lắm “ Anh đã đi khỏi nhà nghỉ lâu chưa? Anh quay lại bảo lễ tân viết lại hóa đơn đi! Hóa đơn gì mà không ghi rõ số phòng nghỉ, mỗi phòng bao nhiêu người…”.- Có mà em, đoàn nghỉ 6 phòng, 2 đêm anh bảo ghi rồi đấy thôi.- Không, là em bảo anh phải ghi rõ phòng số bao nhiêu, mỗi phòng mấy người ở….Em ớ người ra, đành phải nói khó để bác tài đưa đoàn quay lại sửa hóa đơn. Được cái cô lễ tân cũng dễ tính, cô ấy chỉ trách nhẹ “ …Chỉ có mỗi chỗ anh là công ty thôi đấy, các chỗ khác toàn hợp tác xã anh nhỉ?”. Hơi đau chút nhưng cũng phải nhịn cho được việc. Cô lễ tân lấy tờ giấy than đè lên tờ hóa đơn mà em đưa lại và ghi thêm những nội dung em yêu cầu. Đoàn lại lên đường ra sân bay gấp cho kịp giờ lên máy bay. Gần đến sân bay em gọi điện lại cho cô kế toán thông báo “Xong rồi em nhé!” rồi tắt máy.Chú em tôi say sưa kể tiếp câu chuyện: Mang tờ hóa đơn về giao cho cô kế toán với vẻ bực dọc, chú em tôi chờ đợi xem kết quả kiểm tra của cô ấy ra sao. Xem một lúc, ngẩng lên cô ấy bảo “ Anh cho em xem ảnh anh chụp niên 2, niên 3 của hóa đơn đi!”. Chú em tôi chẳng hiểu gì, hỏi đi hỏi lại mãi, hóa ra cô kế toán bảo cần kiểm tra xem có đúng 3 niên viết như nhau không. Chết rồi, niên mà chú em tôi mang về phần bổ sung được viết sau, không chồng giấy than lên các niên khác để viết. Thế là tờ hóa đơn đó phải bỏ đi. Trong câu chuyện chú em tôi còn đưa ra nhiều ví dụ về sự khó khăn phức tạp của việc lấy cái hóa đơn như tự mình phải kiểm tra xem nhà nghỉ đó có trong danh mục được đăng ký ngành nghề kinh doanh hay không ? Có bị cơ quan thuế thông báo không chấp nhận hóa đơn không? V.v và v.v… Câu chuyện của quản lý Nhà nước, muốn chặt chẽ thì có lẽ phải thế thật.Tôi nghe xong cũng chỉ biết động viên “ Ở đâu cũng thế thôi, Nhà nước quy định vậy thì phải theo chứ làm khác sao được. Đợi đến khi tìm được cách quản lý khác hiệu quả hơn thì chú sẽ đỡ phải bỏ hóa đơn thanh toán hay chú đỡ những lần lỡ chuyến máy bay vì đợi lấy hóa đơn!”.May quá, tôi là “sếp” nên cũng ít phải dây vào việc lấy hóa đơn./. Tường Thế Hà (Lâm Đồng)

Cái hóa đơn Xem thêm »

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông: Bài học… quá đắt

Sau kết luận của Kiểm toán Nhà nước, không còn một hoa ngôn, mỹ từ hay lời hứa hẹn nào có thể che đậy thất bại của dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Thất bại trong công tác thực hiện, quản lý, giám sát các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đã được nhiều lần nhắc đến song qua đó nó còn cho chúng ta nhiều bài học quý.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông: Bài học… quá đắt Xem thêm »

Lựa chọn cổ phiếu nào cho danh mục cuối năm?

Với những rủi ro của thị trường chứng khoán trong những tháng cuối năm mà các chuyên gia, công ty chứng khoán đưa ra trong suốt thời gian dài vừa qua cùng với những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới, chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ với các cổ phiếu cơ bản, lịch sử trả cổ tức đều đặn, định giá hấp dẫn có vẻ hợp lý hơn cả.

Lựa chọn cổ phiếu nào cho danh mục cuối năm? Xem thêm »

Scroll to Top