Không thể chống lại số phận: Nỗ lực vươn lên bằng đôi tay nhỏ bé

(ĐHVO). Cuộc sống khó khăn với cô bé 13 tuổi từ lúc sinh ra, chân tay không được như người bình thường ngay từ trong bụng mẹ, bố mất sớm. Đó là cô bé khuyết tật Trần Thị Hoa với nét chữ đẹp và nghị lực vượt khó phi thường vẫn luôn không ngừng nghỉ vươn lên tiến bộ từng ngày để thực hiện ước mơ, hoài bão trở thành bác sĩ.

Bông “Hoa” không được may mắn

Trần Thị Hoa sinh năm 2009 là người dân tộc Cao Lan, tại xóm Làng Hoa, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Sinh ra tại một gia đình thuộc hộ nghèo của xã, bố mất sớm, một mình mẹ nuôi hai anh em. Bản thân Hoa lại bị khuyết tật vận động từ nhỏ nên việc đi lại của Hoa gặp rất nhiều khó khăn.


Em Trần Thị Hoa

Cuộc sống của Hoa từ lúc mới sinh ra gần như đã gắn liền với bệnh viện khi đã phải chạy chữa chỉnh hình để nắn lại chân cho em, khi đó chân tay Hoa rất yếu không thể bó bột. Cuộc sống càng thêm khó khăn sau khi Hoa được bốn tháng tuổi thì bố Hoa mất trong một vụ tai nạn giao thông. Một mình mẹ Hoa gồng gánh hai anh em. Đến năm hai tuổi Hoa mới có thể tự đi được, lúc đó Hoa chỉ có hơn 2kg cơ thể nhỏ hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi.


Đôi tay không may mắn của Hoa

Năm lên bốn Hoa không được vào học bình thường như các bạn đồng trang lứa, các trường học lo lắng không dám nhận Hoa vào học. Cho đến khi mẹ Hoa đến phòng Giáo dục của huyện hỏi thì Hoa mới được đi học. Từ đó, Hoa học tại Trường tiểu học số 2 Vân Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Những ngày đầu tiên bước vào lớp một, Hoa với dáng người nhỏ nhắn, đôi tay bé xíu không cầm được bút viết, Hoa đã tự mình rèn luyện chân để kết hợp tập viết những nét chữ đầu tiên.

Cô Minh, cô giáo chủ nhiệm lớp tiểu học của Hoa cho biết: “Lớp Hoa có 31 bạn nhưng các Hoa luôn hòa nhập, ủng hộ giúp đỡ Hoa các công việc mà tự Hoa không thể làm được.” Hoa là một học sinh có ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngày nắng cũng như ngày mưa Hoa không bao giờ vắng mặt trong các buổi học. Các bạn trong lớp luôn cởi mở, hòa đồng, giúp đỡ Hoa: bạn thì đưa đi vệ sinh, bạn thì giúp cầm cặp sách… Những giờ ra chơi, các bạn học sinh luôn kèm cặp giúp đỡ Hoa với những bài học mà Hoa chưa hiểu. Và để đáp lại sự quan tâm đó, Hoa cũng đã cố gắng nỗ lực hết mình trong học tập. Hoa luôn là một tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên để các em học sinh học tập và noi theo.


Hoa đi xe đạp tới trường

Cuộc sống của những gia đình nơi đây còn đầy đủ cả vợ cả chồng làm để đủ ăn nuôi con đã là khó rồi, nhưng mẹ Hoa lại một thân một mình nuôi cô con gái bị khuyết tật càng khó hơn. Với tấm lòng cao cả của một người mẹ, mẹ Hoa đã bươn trải vật lộn với cuộc sống để cố gắng nuôi con, cho con ăn học bằng bạn bằng bè.

Chị Hoàng Thị Huyền mẹ Hoa chia sẻ: “Chị luôn nhớ cái ngày mà bé ra đời, chị đã suy sụp khi thấy Hoa không được như người bình thường, chưa hết nỗi lo này thì sau vài tháng, bố bé Hoa cũng bỏ mẹ mà đi, cuộc sống càng thêm khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù còn bé nhưng Hoa rất ngoan và hiểu chuyện, giờ đây nhìn những lần Hoa cố gắng tập viết mà chị vừa vui vừa buồn.”

Vươn lên bằng những gì mình có

Với sự động viên khuyến khích của cô giáo, cùng với sự cổ vũ của các bạn trong lớp, chữ viết của Hoa ngày một tiến bộ hơn. Hiện tại, nhờ sự chăm chỉ rèn luyện chữ viết bằng chân kết hợp tay của Hoa đã đẹp hơn rất nhiều.

Vốn là người rất hoạt bát, nhanh nhẹn, đặc biệt có ý chí vươn lên mạnh mẽ, biết cố gắng và không bỏ, hằng ngày Hoa vẫn miệt mài học tập, rèn luyện, đến năm học lớp 3 Hoa đã có thể tự đi xe đạp đến trường. Thêm vào đó kết quả học tập của Hoa luôn là một trong những người có thành tích tốt nhất trong lớp.

Học hết lớp 4 Hoa nhận được giấy khen vượt khó của trường trao tặng, Hoa cũng được nhận bằng khen của Bộ trưởng vì đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện. Hoa là học sinh duy nhất trong năm học  được Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vân Hán tặng giấy khen vì vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyện.

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) Bùi Văn Linh tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho Hoa Trần Thị Hoa


Bằng khen về nêu cao tấm gương sáng về tinh thần vượt khó, vươn lên trong học tập và rèn luyện của Hoa

Hàng ngày, Hoa vẫn tập luyện viết chữ hàng ngày trên đôi tay bé nhỏ. Cây bút máy tuy đã cũ, với những người bình thường nó chỉ đơn giản là một cây bút nhưng với những trường hợp đặc biệt, thì đó là cả một sự ghi nhận lớn lao cho những nỗ lực và cố gắng vươn lên của Hoa.

Thương Hoa bé nhỏ, ở nhà, mẹ và anh chưa giao cho Hoa những việc nặng, tuy nhiên Hoa luôn có ý thức giúp mẹ, Hoa đã biết quét nhà sạch sẽ. Chia sẻ với phóng viên, trưởng xóm ấp chè cho biết, gia đình Hoa chủ yếu là làm ruộng, chè không có điều kiện tốt, ngoài thời gian trên những cánh đồng, mẹ Hoa phải đi phụ hồ để kiếm thêm thu nhập cho cả nhà.

Được biết gia đình Hoa có định hướng sau khi con học hết cấp một sẽ chuyển xuống thành phố học trường dành cho người khuyết tật để Hoa có thể được trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, tăng khả năng tự lập cho trẻ. Ngoài ra, các trung tâm này đều có những chương trình giảng dạy đặc biệt dành riêng cho trẻ khuyết tật được dẫn dắt bởi những người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp cho Hoa phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và xóa bỏ suy nghĩ và cảm khúc mặc cảm, bị xa lánh.


Sự lạc quan vẫn trên khuôn mặt nhỏ bé của Hoa

Hoa luôn quyết tâm cố gắng từng ngày học thật chăm chỉ, thường xuyên luyện tập để rèn luyện sức khỏe, tăng cường các khả năng vận động của mình để thực hiện ước mơ sau này sẽ trở thành một bác sỹ giỏi để chữa trị, giúp đỡ cứu người.

Hoàng Long

Bài viết liên quan

80

CHÚNG TA SẼ HỒI SINH MẠNH MẼ

CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – MỘT NHÀ BÁO CÁCH MẠNG LỖI LẠC SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

bà lịch - PX

Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp: Trợ giúp pháp lý thành công cho người nghèo, người khuyết tật

Song-vinh-quan-giu-doi-thuo

Cảm phục tấm gương nữ thương binh vinh dự được Thủ tướng tuyên dương

IMG_0144

Tấm gương thương binh tỷ phú ở Nông trường Mộc Châu

nam

Hà Nam: Phát huy vai trò “Tuổi cao – Gương sáng” của người cao tuổi trong gia đình và xã hội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang