Không có quy định về rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động là người khuyết tật

(DHVO). Ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật. Một câu hỏi được các doanh nghiệp quan tâm đó là thời gian làm việc của người khuyết tật có khác biệt gì với người bình thường hay không? Và cần lưu ý gì khi sử dụng lao động là người khuyết tật?. Bộ luật lao động năm 2012 đã có sự đổi mới trong quy định về thời gian làm việc của người khuyết tật. Vậy quy định này có phù hợp hay không?

Theo như quy định tại Điều 104 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.

Theo như quy định trên có thể thấy rằng Bộ luật lao động năm 2012 không có quy định về rút ngắn thời gian làm việc cho người lao động là người khuyết tật. Như vậy người lao động khuyết tật bình đẳng với những người khuyết tật khác về thời gian làm việc bình thường theo như quy định.

Thời gian làm việc đối với NKTẢnh minh họa – nguồn Internet

Tuy nhiên khi sử dụng lao động là người khuyết tật thì người sử dụng lao động cũng cần phải lưu ý những quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật. Cụ thể tại Điều 177 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về sử dụng lao động khuyết tật như sau:

1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lao động là người khuyết tật và thường xuyên chăm sóc sức khoẻ của họ.

2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ”.

Theo như quy định trên thì người sử dụng cần phải lưu ý một số tiêu chí như điều  kiện lao động, an toàn lao động. vệ sinh lao động,… và một số lưu ý khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động khuyết tật.

Mặt khác luật còn quy định một số hành vi bị cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật mà người sử dụng lao động nên chú ý cụ thể được quy định tại Điều 178 như sau:

1. Sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

2. Sử dụng lao động là người khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”

Từ quy định trên có thể thấy những điều mà người sử dụng lao động cần phải lưu ý khi sử dụng lao động người khuyết tật như thời giờ làm việc, làm việc vào ban đêm hay công việc dành cho người khuyết tật để không vi phạm vào những điều cấm của luật.

Bộ luật lao động trước đây quy định về thời giờ làm việc của người lao động khuyết tật là không quá 7 giờ/ngày hoặc 42 giờ/ tuần với mục đích tạo điều kiện cho người khuyết tật làm việc trong giới hạn phù hợp với khả năng và sức khỏe của họ. Tuy nhiên quy định này còn nhiều bất cập thể hiện ở điểm nó tạo ra sự khác biệt giữa lao động người khuyết tật và lao động bình thường. Người sử dụng lao động đã dựa vào quy định này để từ chối nhận người khuyết tật vào làm việc bởi vì họ không đáp ứng được thời gian làm việc giống các lao động khác. Chính vì điều đó Bộ luật lao động năm 2012 quy định thời giờ làm việc giống nhau giữa người lao động bình thường và người khuyết tật.

Có thể thấy rằng quy định mới về thời giờ làm việc của người khuyết tật hoàn toàn phù hợp nó tạo ra sự bình đẳng trong thời gian làm việc giữa người khuyết tật và người bình thường. Từ đó người khuyết tật có thể giảm cảm giác mặc cảm trong công việc cũng như tạo môi trường làm việc hài hòa giữa người khuyết tật và người bình thường.

Hồng Nhung

Bài viết liên quan

Picture6

Hải Phòng: Lễ biểu dương 139 học sinh,sinh viên tiêu biểu xuất sắc của Thành phố năm 20

Picture2

Thành phố Nam Định hình thành 3 vùng phát triển sau sáp nhập

Picture2

Tạp chí Lao động và Sáng tạo trao 1.000 suất quà đến người dân Lào Cai bị ảnh hưởng do cơn bão số 3

NGƯỜI KHUYẾT TẬT ĐỆ ĐƠN XIN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Đoàn luật sư thành phố Hà Nội hưởng ứng tham gia ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” thành phố Hà Nội năm 2024

Picture1

Thái Nguyên: Nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang